Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam lớp 7? Học sinh lớp 7 được khen thưởng học sinh giỏi khi nào?

Hướng dẫn học sinh lớp 7 soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam mới nhất 2025?

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam lớp 7?

Hướng dẫn soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam phần trước khi đọc

Câu 1

Khi trò chuyện với người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Em hãy lí giải về thực tế đó của bản thân.

Trả lời: Trong giao tiếp hàng ngày, em thường xuyên sử dụng tục ngữ. Việc này giúp lời nói trở nên sinh động, gần gũi và dễ hiểu hơn. Ngoài ra, những câu tục ngữ còn được em sử dụng để khuyên nhủ hoặc chia sẻ kinh nghiệm với mọi người xung quanh.

Ví dụ, khi bàn về việc tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp, em thường nói: "Lời chào cao hơn mâm cỗ" để nhấn mạnh tầm quan trọng của cách ứng xử lễ phép.

Câu 2

Theo em, vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?

Trả lời: Theo em, việc sử dụng tục ngữ trong giao tiếp hàng ngày nhằm nhiều mục đích:

Tăng tính hấp dẫn, sinh động cho câu nói.

Chia sẻ kinh nghiệm, bài học quý giá mà ông cha ta đã đúc kết.

Hướng dẫn soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam phần đọc văn bản

Câu 1

Theo dõi những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ.

Trả lời: Những chủ đề thể hiện qua các câu tục ngữ bao gồm:

Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất.

Tục ngữ về con người, xã hội.

Câu 2

Suy luận nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ.

Trả lời: Nét chung về hình thức của các câu tục ngữ:

Câu nói ngắn gọn, xúc tích.

Thường có gieo vần liền hoặc gieo vần cách.

Hướng dẫn soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam phần sau khi đọc

Câu 1

Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục ngữ trên, từ đó rút ra nhận xét chung về độ dài của tục ngữ.

Trả lời: Số tiếng trong các câu tục ngữ rất ít. Nhìn chung, tục ngữ là những câu nói ngắn gọn.

Ví dụ:

Câu ít tiếng nhất: "Người sống hơn đống vàng" (5 tiếng).

Câu nhiều tiếng nhất: "Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút" (16 tiếng).

Câu 2

Trong 15 câu tục ngữ ở trên, những câu nào có gieo vần? Việc gieo vần như vậy có tác dụng gì?

Trả lời: Những câu tục ngữ gieo vần:

"Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão" (gieo vần cách).

"Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút".

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối".

"Người sống hơn đống vàng".

"Đói cho sạch, rách cho thơm".

=> Tác dụng: Việc gieo vần tăng tính nhịp nhàng, hài hòa, giúp tục ngữ dễ nhớ và đồng thời tạo sự chặt chẽ về hình thức.

Câu 3

Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự.

Trả lời: Câu tục ngữ có hình thức giống thể thơ lục bát:

"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Hai câu tục ngữ tương tự:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".

"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Câu 4

Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì?

Trả lời: Tính cân đối được thể hiện ở: số tiếng bằng nhau, từ loại của từ ở từng vị trí giống nhau, thanh điệu đối chọi nhau (bằng – trắc), hình ảnh tương đồng hoặc tương phản nhau.

Ví dụ: "Đói cho sạch, rách cho thơm" có cấu trúc đối xứng, số lượng âm tiết 3/3, hài hòa về từ ngữ.

=> Tác dụng: Làm cho các câu tục ngữ hàm súc, chặt chẽ và giàu sức thuyết phục. Những bài học, kinh nghiệm có sức nặng của chân lí. Mặt khác, cùng với nhịp và vần, tính cân đối góp phần làm cho tục ngữ trở nên hấp dẫn về nghệ thuật, dễ nhớ, dễ thuộc.

Câu 5

Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào?

Trả lời: Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào ba chủ đề:

Chủ đề kinh nghiệm về thời tiết: câu 1 → câu 5.

Chủ đề kinh nghiệm về lao động sản xuất: câu 6 → câu 8.

Chủ đề kinh nghiệm về đời sống xã hội: câu 9 → câu 15.

Câu 6

Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ.

Trả lời:

Những câu tục ngữ biểu thị ý nghĩa trực tiếp:

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.

Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

Làm ruộng ba năm chưa bằng chăn tằm một lứa.

Những câu tục ngữ biểu thị ý nghĩa ẩn dụ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Người sống hơn đống vàng.

Đói cho sạch, rách cho thơm.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Câu 7

Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra được bài học gì từ hai câu tục ngữ đó?

Trả lời: Câu 11 và 12 trong bài đặt cạnh nhau cũng là một cặp có vẻ mâu thuẫn, loại trừ nhau: nếu câu này đúng thì câu kia sai, và ngược lại. Tuy nhiên, thực tế, hai câu này vẫn được dân gian sử dụng và chúng vẫn song song tồn tại bởi các câu tục ngữ luôn gắn với những hoàn cảnh sống khác nhau. Nhờ đó, mỗi câu mới thể hiện những bài học riêng và được vận dụng có hiệu quả trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

=> Qua hai câu tục ngữ này em nhận thấy bản thân mỗi người cần có sự học hỏi để ngày càng phát triển. Tuy nhiên, chúng ta không nên bó hẹp sự học hỏi của bản thân mình vào ai đó mà hãy học tập tất cả mọi người xung quanh những điều tốt đẹp nhất.

Câu 8

Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?

Trả lời: Các câu tục ngữ vẫn còn giá trị đến ngày nay là bởi vì đó là kinh nghiệm, kiến thức hết sức quý giá. Cách giáo dục chân thực, hóm hỉnh bằng tục ngữ của ông cha ta đã tạo nên đời sống vật chất và tinh thần phong phú.

Lưu ý nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam lớp 7? Học sinh lớp 7 được khen thưởng học sinh giỏi khi nào?

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam lớp 7? Học sinh lớp 7 được khen thưởng học sinh giỏi khi nào? (Hình từ Internet)

Học sinh lớp 7 được khen thưởng học sinh giỏi khi nào?

Căn cứ quy định tại Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT học sinh lớp 7 được khen thưởng học sinh giỏi nếu đáp ứng điều kiện như sau:

- Có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt

- Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.

Trang phục của học sinh lớp 7 cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo quy định tại 36 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định học trang phục của sinh lớp 7 khi đi học phải đáp ứng như sau:

- Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường.

- Tùy điều kiện của từng trường, hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường nhất trí.

Môn ngữ văn lớp 7
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam lớp 7? Học sinh lớp 7 được khen thưởng học sinh giỏi khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt bài Con mối và con kiến? Học sinh lớp 7 học bao nhiêu tiết môn Ngữ văn trong năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm? 7 hành vi cấm học sinh lớp 7 không được làm?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 4 mẫu viết bài văn biểu cảm về bà sâu sắc và ý nghĩa? Kiến thức văn học môn Ngữ văn lớp 7 có những nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường? Các yêu cầu đánh giá học sinh lớp 7 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kể lại truyện Ếch ngồi đáy giếng lớp 7? Công thức tính điểm trung bình môn Ngữ văn lớp 7 học kì 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Bụng và răng miệng tay chân? Mục đích đánh giá học sinh lớp 7 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
3+ bài văn biểu cảm về mẹ lớp 7 điểm cao? Ban đại điện cha mẹ học sinh lớp phải có bao nhiêu thành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày ý kiến tán thành? Môn Ngữ văn lớp 7 học viết những loại văn bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Buổi học cuối cùng? Yêu nước có phải là phẩm chất chủ yếu của học sinh lớp 7?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 404

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;