Soạn bài Lão Hạc lớp 12 đầy đủ nhất? Nhà trường có được bắt buộc học sinh học thêm môn Ngữ văn lớp 12?

Học sinh lớp 12 tham khảo hướng dẫn soạn bài Lão Hạc cập nhật mới nhất? Nhà trường có được bắt buộc học sinh học thêm môn Ngữ văn lớp 12?

Soạn bài Lão Hạc lớp 12 đầy đủ nhất?

Truyện Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, được viết vào năm 1943. Truyện kể về cuộc đời của một người nông dân già, Lão Hạc, và những khó khăn mà ông phải đối mặt trong cuộc sống. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Lão Hạc cập nhật mới nhất:

Hướng dẫn soạn bài Lão Hạc

I. Tác giả tác phẩm

1 Tác giả

- Nam Cao sinh năm 1915 mất năm 1951 tên thật là Trần Hữu Tri. Sáng tác của Nam Cao thường đề cao tư tưởng con người, quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người".

2. Bố cục tác phẩm

- Phần 1 từ đầu … “nó thế này ông giáo ạ”: Sự day dứt, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán con Vàng.

- Phần 2 tiếp … “một thêm đáng buồn”: Lão Hạc gửi gắm tiền bạc, trông nom nhà cửa.

- Phần 3 còn lại: Cái chết của lão Hạc.

3. Giá trị nội dung

- Thể hiện số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân.

4. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với nhân vật chính.

- Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.

- Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.

II. Hướng dẫn soạn bài Lão Hạc

Câu 1: Tóm tắt cốt truyện Lão Hạc

Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô đơn sau khi vợ mất và con trai bỏ đi làm đồn điền cao su vì không có tiền cưới vợ. Lão chỉ có một con chó tên là Cậu Vàng làm bạn. Do tuổi già sức yếu, lão không thể làm thuê kiếm sống và phải bán đi mảnh vườn cùng con chó yêu quý để lấy tiền trang trải cuộc sống.

Sau khi bán Cậu Vàng, lão cảm thấy vô cùng đau khổ và dằn vặt. Lão quyết định nhờ ông Giáo, người hàng xóm tốt bụng, giữ hộ số tiền bán vườn để sau này trao lại cho con trai. Cuối cùng, lão chọn cách tự kết liễu đời mình bằng bả chó để không trở thành gánh nặng cho người khác.

Câu 2: Nêu một số nét tính cách nổi bật của nhân vật lão Hạc và cho biết:

a. Lão Hạc là hình tượng điển hình cho người nông dân nghèo khổ của xã hội trước Cách mạng Tháng Tám.

b. Cuộc đời lão là một chuỗi những đau khổ bất hạnh, một kiếp đời đắng cay, nghiệt ngã:

- Lão Hạc mất vợ khi còn trẻ, một mình gà trống nuôi con

- Một lão nông già yếu, côc đơn 1mình khi con trai làm phu đồng điền cao su.

- Vì nghèo, lão dự định bán cậu Vàng- kỉ vật của con trai và cũng là người bạn thân thiết của mình.

Câu 3: Xác định ngôi kể, điểm nhìn và chỉ ra tác dụng của cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn đó trong văn bản.

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, với người kể chuyện là ông Giáo.

- Điểm nhìn: Điểm nhìn trần thuật chủ yếu là từ nhân vật ông Giáo.

- Qua ngôi kể và điểm nhìn này, người đọc có thể cảm nhận sâu sắc những suy nghĩ, cảm xúc và quan sát của ông Giáo về cuộc sống và con người xung quanh, đặc biệt là về Lão Hạc.

Câu 4: Bạn suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc?

- Cái chết của Lão Hạc là một bi kịch đầy đau đớn và ám ảnh. Nó phản ánh sự bế tắc và tuyệt vọng của một người nông dân nghèo trong xã hội cũ, khi không còn lối thoát nào khác ngoài việc tự kết liễu đời mình. Lão Hạc chọn cái chết để giữ lại chút danh dự cuối cùng và không trở thành gánh nặng cho con trai và những người xung quanh.

- Vì quá thân thiết, gầ gũi nên ông Giáo là người rõ hơn ai hết hoàn cảnh của lão Hạc, ông hiểu rằng khi bị dồn đến bước đường cùng thì một con người tử tế, hiền lành cũng có thể làm những điều chúng ta không thể tưởng. Và từ hiểu lầm này sẽ giúp ông Giáo cũng như người đọc nhìn nhận rõ hơn về con người của lão Hạc.

Câu 5:

a. Đoạn văn trên là dòng suy nghĩ của nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao.

Suy nghĩ ấy được diễn ra trong hoàn cảnh:

Kể cho vợ nghe về việc Lão Hạc sang nhờ ông giáo giữ tiền và tài sản cho con và gửi tiền làm ma sau này lão Hạc chết và lời đề nghị giúp đỡ của ông giáo đối với Lão Hạc

b. Là con người, ai cũng có những nỗi khổ của riêng mình. Khi chúng ta “cố mà tìm hiểu" “những người quanh ta" sẽ cho chúng ta cách nhìn vị tha hơn về những người xung quanh, ta nên có cái nhìn thấu hiểu và đồng cảm với những nỗi khổ đau của họ.

Câu 6: Bạn nhận xét gì về cuộc sống của người dân nghèo ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Cuộc sống của người dân nghèo ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, như được phản ánh trong truyện "Lão Hạc" của Nam Cao, là một bức tranh đầy bi kịch và đau khổ. Dưới đây là một số nhận xét về cuộc sống của họ:

Người nông dân sống trong cảnh nghèo đói triền miên, không có đủ lương thực và tài sản để duy trì cuộc sống. Họ phải làm việc cực nhọc nhưng vẫn không đủ ăn, đủ mặc.

Cuộc sống của người nông dân không chỉ nghèo đói mà còn đầy cô đơn và tuyệt vọng. Lão Hạc sống cô đơn sau khi vợ mất và con trai bỏ đi. Ông chỉ có con chó Cậu Vàng làm bạn, và khi phải bán nó, ông cảm thấy như mất đi người thân cuối cùng.

Câu 7: Theo bạn, tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao được viết theo phong cách lãng mạn hay phong cách hiện thực? Căn cứ vào đâu để bạn khẳng định như vậy?

- Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao được viết theo phong cách hiện thực.

- Truyện phản ánh hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. Người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Soạn bài Lão Hạc lớp 12 đầy đủ nhất? Nhà trường có được bắt buộc học sinh học thêm môn Ngữ văn lớp 12?

Soạn bài Lão Hạc lớp 12 đầy đủ nhất? Nhà trường có được bắt buộc học sinh học thêm môn Ngữ văn lớp 12? (Hình từ Internet)

Nhà trường có được bắt buộc học sinh học thêm môn Ngữ văn lớp 12?

Căn cứ Điều 3 Quy định về dạy, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Nguyên tắc dạy thêm, học thêm
1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
4. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Như vậy, nhà trường không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. Cho nên nhà trường không được bắt buộc học sinh học thêm môn Ngữ văn lớp 12.

Các trường hợp nào không được dạy thêm trong nhà trường?

Căn cứ Điều 4 Quy định về dạy, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT các trường hợp nào không được dạy thêm trong nhà trường bao gồm:

- Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

- Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

- Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

+ Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Môn Ngữ văn lớp 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận xã hội về tình yêu thương lớp 12? Phẩm chất nhân ái của học sinh lớp 12 cần đảm bảo yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận xã hội áp lực của người trẻ hiện nay? Quan điểm về việc xây dụng chương trình môn ngữ văn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận xã hội vai trò của giáo dục trong việc phát triển nhân cách ôn thi THPTQG 2025? Quan điểm về việc xây dụng chương trình môn ngữ văn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài nghị luận xã hội 600 chữ về ước mơ? Yêu cầu cần đạt của văn nghị luận môn ngữ văn lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết bài văn nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay? Mục tiêu giáo dục là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 03 mẫu bài nghị luận về uớc mơ như ngọn đèn hải đăng trong màn đêm giữa biển cả? Yêu cầu cần đạt trong viết văn nghị luận lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 03 mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về lòng trắc ẩn? Yêu cầu cần đạt của văn nghị luận môn ngữ văn lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn viết bài nghị luận xã hội 600 chữ về quyền được thử và sai lầm của tuổi trẻ? Quan điểm xây dựng chương trình Ngữ văn lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn viết bài văn nghị luận 600 chữ về giá trị của tuổi trẻ? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu môn ngữ văn lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn nghị luận xã hội 600 chữ về lòng dũng cảm của môn Ngữ văn lớp 12? Yêu cầu cần đạt của văn nghị luận xã hội văn lớp 12 là gì?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 210

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;