Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích lớp 9 ngắn gọn? Môn Ngữ văn lớp 9 có các chuyên đề học tập không?

Hướng dẫn học sinh lớp 9 soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích cập nhật mới nhất năm học năm nay?

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích lớp 9 ngắn gọn?

Hướng dẫn soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

I. Tìm hiểu tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích

1. Tác giả

Đại thi hào Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê quán ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học và có cha từng làm tới chức Tể Tướng.

2. Tác phẩm

- Thể thơ: Lục bát

- Bố cục: 3 phần

+ 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều.

+ 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều.

+ 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió.

- Giá trị nội dung: Miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

- Giá trị nghệ thuật: Miêu tả nội tâm đặc sắc với bút pháp tả cảnh ngụ tình được coi là đặc sắc nhất trong Truyện Kiều.

II. Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Câu 1: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính là gì?

Đoạn trích có thể chia làm 3 phần với nội dung như sau:

- 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều khi đang ở Lầu Ngưng Bích.

- 8 câu tiếp: Thể hiện nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều

- 8 câu cuối: Miêu tả tâm trạng đau buồn của Kiều và dự cảm trước tương lai sóng gió

Câu 2: Khung cảnh được miêu tả ở sáu dòng thơ đầu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của Thuý Kiều?

Khung cảnh trước lầu Ngưng Bích là khung cảnh nhìn từ trên cao xuống. Tác giả sử dụng từ ghép “bốn bề” đứng cạnh từ láy “bát ngát” có tác dụng miêu cả một không gian rộng lớn, trống trải từ đó thể hiện sự trống rỗng trong tâm hồn của Kiều. Từ láy “bẽ bàng”: diễn tả nỗi xấu hổ tủi thẹn của Kiều, trong tâm trí vẫn còn in đậm những sự việc vừa mới xảy ra: bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị ép làm gái lầu xanh rồi giờ bị giam lỏng nơi đây. Phép so sánh “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” nói lên nỗi lòng Kiều như bị chia ra làm hai, nửa dành cho cảnh nửa dành cho tình. Sáu câu thơ đầu được xây dựng bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, tả cảnh hoang vắng quạnh hiu để khắc họa rõ tâm trạng cô đơn của Kiều

Câu 3: Thuý Kiều lần lượt nhớ tới những ai? Theo em, trình tự nỗi nhớ đó có hợp lí không? Vì sao?

Đầu tiên Kiều nhớ đến Kim Trọng sau đó nhớ đến cha mẹ của mình. Theo em trình tự này có phần hợp lý vì trước đó, Kiều đã làm tròn bổn phận làm con khi đã bán thân mình để cứu cha, trước khi bán thân mình Kiều đã được gặp cha mẹ của mình. Tuy nhiên Kiều chưa hề gặp Kim Trọng trước khi bán mình. Cho nên Kiều đang có sự day dứt trong tấm lòng.

Câu 4: Theo em, tám dòng thơ từ dòng 7 đến dòng 14 trong đoạn trích là lời của ai? Vì sao em biết điều đó? Những lời này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội tâm nhân vật?

Đoạn thờ là lời của Thúy Kiều, những dòng thơ này thể hiện nỗi nhớ thương sâu sắc của Kiều dành cho người yêu Kim Trọng và cha mẹ.

Với ngòi bút tinh tế, Nguyễn Du đã miêu tả tâm lí của Thuý Kiều một cách chân thực và sắc sảo. Chỉ trong tám câu thơ, ông đã lột tả tâm trạng Kiều khi bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích, vừa cô đơn, lạc lõng lại mịt mù về tương lai. Tuy vậy Nguyễn Du cũng đã thể hiện Thúy Kiều là một người con vô cùng hiếu thảo, một người vô cùng thủy chung

Câu 5: Kiều ở lầu Ngưng Bích được coi là một trong những đoạn trích thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hãy phân tích tám dòng thơ cuối để làm sáng rõ điều đó.

"Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."

8 Câu cuối trong đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích là đỉnh cao của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du. 8 câu thơ có thể được chia thành 4 phần, hay 4 bức tranh phong cảnh khác nhau. Khởi đầu của cả bốn bức tranh đều bằng hai tiếng "buồn trông" nghĩa là nỗi buồn đã sẵn tự trong lòng trước khi nhìn vào cảnh và ngắm cảnh cùng với nỗi buồn ấy, vừa ngấm vừa buồn, càng ngắm càng buồn, càng buồn càng ngắm.

Quả thật, nỗi buồn của Kiều là nỗi buồn lớn, không phải là nỗi buồn thoáng qua vì một duyên cớ chốc lát, mà là nỗi buồn đeo đẳng suốt cả đời người, phải vào trong hoàn cảnh của Kiều ta mới hiểu tình cảnh của Kiều đáng thương như thế nào. Kiểu phải xa Kim Trọng, phải bán mình chuộc cha, Kiều chỉ kịp đau đớn, nhưng gia biến nặng nề, nỗi đau của cha, nỗi đau của mẹ, nỗi buồn của các em, những điều ấy đòi hỏi Kiều phải vững, tạm quên mình đi để giải quyết việc nhà cho trọn đạo một người con, một người chị, phải rời gia đình, cùng Mã Giám Sinh ra đi, trọng nỗi buồn vì không vẹn tình với Kim Trọng, Kiều có niềm an ủi đã cứu được gia đình.

Bốn bức tranh của Nguyễn Du thật ra thì không lạ lùng. Nhưng thật là lạ lùng cách của Nguyễn Du diễn tả những bức tranh ấy trong sự hoa hợp với hoàn cảnh và tâm trạng của Thuý Kiều. Bởi Nguyễn Du rất tinh tế khi nhìn cảnh, rất sâu sắc về tình người, nhưng còn bởi điều này nữa: Nguyễn Du rất tài tình trong ngôn ngữ.

Câu 6: Em hãy chuyển nội dung 14 dòng thơ đầu thành một đoạn văn xuôi

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" miêu tả cảnh ngộ cô đơn và nỗi buồn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Sau khi bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn nhưng không thành. Tú Bà đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích để giam lỏng và thực hiện âm mưu mới.

Trong đoạn trích, Kiều nhìn ra cảnh vật xung quanh và cảm nhận nỗi cô đơn, buồn tủi của mình. Cảnh vật mênh mông, lặng lẽ và heo hút càng làm tăng thêm nỗi buồn của Kiều. Nàng nhớ đến Kim Trọng và cha mẹ, cảm thấy tội lỗi vì không thể báo hiếu và lo lắng cho tương lai mờ mịt của mình. Tâm trạng của Kiều được thể hiện qua những hình ảnh thiên nhiên.

Lưu ý: hướng dẫn soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích chỉ mang tính chất tham khảo!

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích lớp 9 ngắn gọn? Môn Ngữ văn lớp 9 các chuyên đề học tập không?

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích lớp 9 ngắn gọn? Môn Ngữ văn lớp 9 có các chuyên đề học tập không? (Hình từ Internet)

Môn Ngữ văn lớp 9 có các chuyên đề học tập không?

Tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:

- Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp (theo số tiết học)

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

420

350

245

245

245

140

140

140

140

105

105

105

- Ở cấp trung học phổ thông, mỗi lớp có thêm 35 tiết cho các chuyên đề học tập lựa chọn.

Như vậy, chỉ ở cấp trung học phổ thông mới có thêm 35 tiết cho các chuyên đề học tập. Cho nên môn Ngữ văn lớp 9 không có chuyên đề học tập.

Quy định về thiết bị dạy học tối thiểu môn Ngữ văn theo Thông tư 32?

Tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định thiết bị dạy học tối thiểu môn Ngữ văn như sau:

- Thiết bị dạy học tối thiểu của môn Ngữ văn là tủ sách tham khảo, có đủ các loại văn bản lớn là văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin; có đủ các hình thức sách truyện, sách truyện tranh.

- Trong mỗi loại văn bản lớn có đủ các tiểu loại: văn bản văn học gồm truyện, thơ, kịch, kí; văn bản nghị luận gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội; văn bản thông tin gồm văn bản thuyết minh và văn bản nhật dụng. Một số tranh ảnh như chân dung các nhà văn lớn có trong chương trình; tranh ảnh minh hoạ cho nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm lớn như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn Độc lập,...

- Những trường có điều kiện cần nối mạng Internet, có máy tính, màn hình và máy chiếu (projector); trang bị thêm một số phần mềm dạy học tiếng Việt; các CD, video clip có nội dung giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của đất nước, quê hương của các nhà văn (để dạy và học văn bản thuyết minh);

- Một số bộ phim hoạt hình, phim truyện được chuyển thể từ các tác phẩm văn học hoặc các CD, video clip ghi một số vở diễn từ các kịch bản văn học; các băng đĩa CD ghi bản nhạc được phổ từ các bài thơ đã chọn làm ngữ liệu dạy học hay một số văn bản đọc mở rộng, các cuộc giao lưu, nói chuyện chuyên đề của các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học; các sách giáo khoa Ngữ văn, sách văn học và các tài liệu giáo dục văn học dạng điện tử.

Môn ngữ văn lớp 9
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn nghị luận về cách sử dụng thời gian rảnh rỗi? Kiến thức văn học cần phải có khi học xong môn Ngữ văn lớp 9 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
5+ mẫu viết bài văn nghị luận về lòng nhân ái lớp 9? Học sinh lớp 9 có nhiệm vụ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh chi tiết nhất? Hình thức đánh giá Môn Ngữ văn lớp 9 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 19+ dẫn chứng nghị luận xã hội? Nội dung viết môn Ngữ văn lớp 9 được phân bổ bao nhiêu phần trăm chương trình học?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thuyết minh về món ăn truyền thống ngày Tết Nguyên Đán 2025? 4 yêu cầu khi thực hiện đánh giá học sinh lớp 9 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 2 bài văn mẫu nghị luận về vấn đề ăn quà vặt của học sinh? Học sinh trường THCS có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách lập dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng, đạo lí lớp 9 đạt điểm cao? Tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 9 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn kể lại 1 hoạt động xã hội? Học sinh xã rác bừa bãi trong công viên có phải là hành vi mà học sinh THCS không được làm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lười biếng là gì? Dẫn chứng về sự lười biếng? Viết đoạn văn 200 chữ về sự lười biếng? Đánh giá thường xuyên đối với môn Ngữ văn lớp 9 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát? Học sinh lớp 9 trong một học kì phải làm bao nhiêu bài đánh giá định kì?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 3528

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;