Soạn bài con chim chiền chiện lớp 7 ngắn gọn?
Soạn bài con chim chiền chiện lớp 7 ngắn gọn?
Bài thơ Con con chim chiền chiện là một trong những nội dung chương trình môn ngữ văn lớp 7. Tham khảo soạn bài con chim chiền chiện lớp 7 ngắn gọn dưới đây:
Sơ lược về tác giả Nhà thơ Huy Cận, sinh ngày 31/5/1919, tại xã Ân Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, ông tên thật là Cù Huy Cận, lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân. Tho của Huy Cận mang tính hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí, một số tác phẩm tiêu biểu Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Những năm sáu mươi, Kinh cầu tự ... I. Soạn bài con chim chiền chiện lớp 7 1. Vần và nhịp của bài thơ và hiệu quả nghệ thuật - Cách gieo vần: sử dụng vần chân (cao - ngào; xanh - lanh; chói - nói; chi - thì; sà - ca; sữa - chứa), vần lưng (lanh - cành; veo - gieo) - Hiệu quả nghệ thuật gieo vần: tạo ra sự liên kết giữa các câu thơ; tạo nhịp điệu, âm hưởng cho câu thơ; khiến cho câu thơ trở lên dễ nhớ, dễ thuộc - Nhịp thơ 2/2 - Hiệu quả nghệ thuật: Giúp cho các câu thơ trong bài được diễn tả một cách rành mạch, tạo tiết tấu, nhịp điệu cho bài thơ trở nên vui tươi. Góp phần biểu đạt nội dung bài thơ rõ ràng. 2. Phân tích một hình ảnh trong bài thơ Trong bài thơ Con chim chiền chiện em ấn tượng nhất hình ảnh "Tiếng hót long lanh" trong đoạn thơ Cánh đập trời xanh Cao hoài, cao vợi Tiếng hót long lanh Như cành sương chói. Trong đoạn thơ là hình ảnh chú chim chiền chiện bay lượn trên tầng “cao vợi” của trời xanh, giữa khung cảnh thiên nhiên mênh mông, bao la rất đẹp. Cùng với đó, là tiếng hót "long lanh" đầy ngọt ngào của chim, càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Những hình ảnh đó khiến em vô cùng thích thú và liên tưởng đến cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do tung hoành. 3. Trong khổ thơ thứ hai và thứ tư, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Những biện pháp đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ? Trong khổ thơ thứ hai và thứ tư tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, biện pháp chuyển đổi cảm giác và biện pháp tu từ nhân hóa cụ thể như sau: - Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thứ hai để so sánh tiếng hót - cành sương có tác dụng khắc họa vẻ đẹp long lanh, trong veo, thánh thót của tiếng hót chim chiền chiện. - Biện pháp chuyển đổi cảm giác (tiếng hót - thành viên ngọc, xâu thành chuỗi) có tác dụng giúp tạo điểm nhấn thú vị cho bài thơ, đồng thời giúp hữu hình một âm thanh tuyệt đẹp, cô đọng. - Biện pháp nhân hóa được sử dụng ở đoạn Chim ơi, chim nói/ Chuyện chi, chuyện chi?/ Lòng vui bối rối; Lòng cho vui nhiều có tác dụng diễn tả tiếng hót của con chim chiền chiện thêm sinh động hơn, gần gũi hơn. 4. Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả. Đó là cảm xúc gì? - Từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xác của tác giả: lòng vui bối rối, tưng bừng lòng ta, Lòng đầy yêu mến. - Đây là những cảm xú vui sướng, hạnh phúc của Nhà thơ Huy Cận khi được lắng nghe tiếng chiền chiện hot, là cảm nhận sức sống tràn đầy của tác giả. 5. Thông qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? Con người cần có giao hòa, gắn bó với thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Con chim chiền chiện tuy bé nhưng chúng luôn đồng hành và đem đến niềm vui cho cuộc sống của mọi người. Do đó hãy yêu thương và bảo vệ loài chim nhỏ bé này nói riêng và thiên nhiên xung quanh chúng ta nói chung. II. Tìm hiểu tác phẩm Con chim chiền chiện 1. Thể loại: Con chim chiền chiện thuộc thể thơ bốn chữ 2. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Con chim chiền chiện in năm 2004 trong Những bài thơ em yêu, Phạm Hổ, Nguyễn Nghiệp tuyển chọn. 3. Phương thức biểu đạt: Bài thơ Con chim chiền chiện có phương thức biểu đạt là biểu cảm 4. Tóm tắt bài thơ Con chim chiền chiện Văn bản “Con chim chiền chiện” là hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, ca hát giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình, biểu tượng cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 5. Bố cục bài Con chim chiền chiện: Bài thơ Con chim chiền chiện có bố cục gồm 2 phần - Phần 1: Hai khổ đầu: Chim chiền chiện bay giữa khung cảnh đồng lúa cao rộng - Phần 2: Còn lại: Tiếng hót đẹp của chim chiền chiện 6. Giá trị nội dung: Con chim chiền chiện tự do bay lượn, ca hát giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc cảm giác yêu đời , yêu cuộc sống. 7. Giá trị nghệ thuật: - Thơ bốn chữ phù hợp với việc sáng tác thơ cho trẻ em do dễ đọc, dễ nhớ - Hình ảnh so sánh tiếng hót của chim - Lời thơ mộc mạc, giản dị, hồn nhiên - Từ ngữ trong sáng, gợi hình, gợi cảm |
Kiến thức tiếng việt Môn ngữ văn lớp 7 có gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định nội dung kiến thức tiếng việt Môn ngữ văn lớp 7 như sau:
1.1. Thành ngữ và tục ngữ: đặc điểm và chức năng
1.2. Thuật ngữ: đặc điểm và chức năng
1.3. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: quốc, gia) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: quốc thể, gia cảnh)
1.4. Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh
2.1. Số từ, phó từ: đặc điểm và chức năng
2.2. Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu: mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ
2.3. Công dụng của dấu chấm lửng (phối hợp với dấu phẩy, tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết; thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm)
3.1. Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh: đặc điểm và tác dụng
3.2. Liên kết và mạch lạc của văn bản: đặc điểm và chức năng
3.3. Kiểu văn bản và thể loại
- Văn bản tự sự: bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử
- Văn bản biểu cảm: bài văn biểu cảm; thơ bốn chữ, năm chữ; đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ.
- Văn bản nghị luận: mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng; bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống; bài phân tích một tác phẩm văn học
- Văn bản thông tin: Cước chú và tài liệu tham khảo; bài thuyết minh dùng để giải thích một quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động; văn bản tường trình; văn bản tóm tắt với độ dài khác nhau
4.1. Ngôn ngữ của các vùng miền: hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền
4.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu
Soạn bài con chim chiền chiện lớp 7 ngắn gọn? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 7 là bao nhiêu tuổi?
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tuổi của học sinh trường trung học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
...
Như vậy, học sinh lớp 7 là 12 tuổi, trừ những trường hợp học sinh lưu ban, được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao/thấp hơn tuổi quy định.
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?