Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn? Môn Ngữ văn lớp 9 được đánh giá bằng hình thức nào?
Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn?
Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ là tác phẩm được học trong chương trình giáo dục môn Ngữ văn lớp 9.
Học sinh có thể tham khảo mẫu soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn dưới đây:
Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn 1. Thể loại Truyện truyền kỳ mạn lục (ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ vẫn được lưu truyền). Viết bằng chữ Hán. 2. Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầu đến "cha mẹ đẻ mình": Giới thiệu cuộc hôn nhân của Vũ Nương và cuộc sống của nàng khi chồng đi lính xa nhà; - Phần 2: Tiếp theo đến "nhưng việc trót đi quá rồi": Vũ Nương bị chồng nghi oan, đánh đuổi nên phải nhảy sông tự vẫn - Phần 3: Còn lại: Vũ Nương được giải oan 3. Đề tài Tác phẩm “Chuyện Người Con Gái Nam Xương” khai thác đề tài về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, với những bất công và oan khuất mà họ phải chịu, đặc biệt là khi lòng chung thủy, đức hạnh của họ bị nghi ngờ và hiểu lầm. 4. Nội dung chính Câu chuyện kể về cuộc đời đau khổ và oan khuất của Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) - người con gái Nam Xương. Khi chồng đi lính, nàng tận tụy chăm sóc mẹ chồng và con. Nhưng khi chồng trở về, chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa con mà chàng nghi oan vợ không chung thủy, đánh đuổi nàng. Trong lúc đau khổ, Vũ Nương đã tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình. Cuối cùng, khi chồng nàng hiểu ra thì mọi chuyện đã quá muộn màng. 5. Phân tích tác phẩm - Tính cách của hai nhân vật: + Vũ Nương là người vợ thủy chung, yêu thương chồng con hết mực; + Trương Sinh: tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. - Nỗi đau đớn của Vũ Nương thể hiện qua lời than: + Giãi bày sự xót xa, tủi hờn khi bản thân bị chồng sỉ nhục, nghi ngờ lòng chung thủy; + Giãi bày sự đau đớn khi sau bao năm 1 mình nuôi con chờ chồng, thì khi chồng trở về lại bị đánh đuổi; => Đã khắc họa nỗi đau đớn của Vũ Nương - của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, không có tiếng nói trong xã hội, không thể tự minh oan cho bản thân, chỉ có thể lấy cái chết để minh oan. - Hình ảnh Vũ Nương hiện về khi Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang được tác giả miêu tả qua những chi tiết: + Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện; nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào; + Bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến mất; => Tác dụng: Thể hiện được sự sáng tạo của tác giả, tạo nên màu sắc lung linh, kì ảo thu hút người đọc, thể hiện được khát vọng về sự công bằng và tạo sự trăn trở, nuối tiếc, dư âm cho người đọc. 6. Biện pháp nghệ thuật - Kể chuyện lồng ghép yếu tố kỳ ảo: Như cuộc gặp gỡ của Phan Lang và Vũ Nương trong cung nước, chi tiết Vũ Nương trở lại để giải oan,... - Ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc: Tác giả dùng ngôn từ giàu chất thơ và hình ảnh, từ lời đối thoại đến lời kể, giúp tác phẩm thêm sinh động. - Kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm (trữ tình) làm nên một áng văn xuôi tự sự còn sống mãi với thời gian. |
Lưu ý: mẫu soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương chỉ mang tính tham khảo.
Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn? Môn Ngữ văn lớp 9 được đánh giá bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)
Môn Ngữ văn lớp 9 được đánh giá bằng hình thức nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về hình thức đánh giá đối với môn Ngữ văn lớp 9 như sau:
Hình thức đánh giá
...
3. Hình thức đánh giá đối với các môn học
a) Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
b) Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Từ quy định trên, có thể thấy môn Ngữ văn lớp 9 thuộc Chương trình giáo dục phổ thông nên được đánh giá bằng hình thức đánh giá nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số.
Ngoài ra, kết quả học tập môn Ngữ văn sẽ được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.
Khi nào học sinh lớp 9 phải rèn luyện trong kỳ nghỉ hè?
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì việc rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thực hiện như sau:
Rèn luyện trong kì nghỉ hè
1. Học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Chưa đạt thì phải rèn luyện trong kì nghỉ hè.
2. Hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè do Hiệu trưởng quy định.
3. Căn cứ vào hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè, giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ rèn luyện trong kì nghỉ hè cho học sinh và thông báo đến cha mẹ học sinh. Cuối kì nghỉ hè, nếu nhiệm vụ rèn luyện được giáo viên chủ nhiệm đánh giá đã hoàn thành (có báo cáo về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ rèn luyện có chữ kí xác nhận của cha mẹ học sinh) thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị Hiệu trưởng cho đánh giá lại kết quả rèn luyện cả năm học của học sinh. Kết quả đánh giá lại được sử dụng thay thế cho kết quả rèn luyện cả năm học để xét lên lớp theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
Như vậy, việc rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thực hiện khi học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Chưa đạt.
- Đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 có đáp án? Học sinh lớp 7 được đánh giá kết quả học tập trong từng học kì như thế nào?
- Đoạn mạch song song, đoạn mạch nối tiếp là gì? Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn KHTN lớp 9 thế nào?
- Mẫu viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4? Các hoạt động giáo dục lớp 4 phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Mẫu đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách lớp 5? Quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh lớp 5 thế nào?
- Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính? Đánh giá học sinh lớp 9 theo Thông tư nào?
- Phân tích 8 cầu đầu bài thơ Việt Bắc ngữ văn lớp 12 dễ hiểu nhất? Những yêu cầu về đọc hiểu văn bản nghị luận trong môn ngữ văn lớp 12 là gì?
- Đề thi môn toán học kỳ 1 lớp 6 năm 2024? Những yêu cầu cần đạt trong số nguyên của toán lớp 6 là gì?
- Mẫu bài văn nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường lớp 8? Học sinh lớp 8 cần đạt những yêu cầu về năng lực văn học nào?
- Phân tích biện pháp tu từ trong bài thơ tây tiến môn ngữ văn lớp 12? Những yêu cầu về đọc hiểu văn bản văn học là gì?
- Tóm tắt bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi ngắn nhất? Các biện pháp tu từ mà học sinh lớp 6 được học là gì?