Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người lớp 6? Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở lớp 6 thế nào?
Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người lớp 6?
Bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" của Xuân Quỳnh là một tác phẩm nổi tiếng, được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ). Bài thơ kể về sự ra đời và phát triển của loài người, từ những ngày đầu tiên trên trái đất đến khi xã hội trở nên văn minh. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Chuyện cổ tích về loài người lớp 6.
Hướng dẫn soạn bài Chuyện cổ tích về loài người lớp 6 Câu 1: Những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ. - Viết theo thể thơ 5 chữ: mỗi dòng thơ (câu thơ) gồm 5 tiếng, vài dòng thơ sẽ tạo thành một khổ thơ - Ngôn ngữ cô đọng, giàu nhạc điệu, hình ảnh - Dùng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ... - Nội dung: bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho trẻ em Câu 2: Thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời? Trong tưởng tượng của nhà thơ thế giới đã biến đổi khi trẻ em ra đời như sau: - Mặt trời nhô cao cho trẻ con nhìn rõ - Xuất hiện nhiều màu sắc: màu xanh của cỏ cây, màu đỏ của hoa - Vang lên tiếng hót của chim cho trẻ con nghe - Sông bắt đầu làm sông để cho trẻ em tắm - Biển sinh cá tôm cho trẻ con ăn, sinh cánh buồm cho trẻ con đi khắp - Đám mây che bóng nắng cho trẻ con đi lại - Con đường hình thành cho trẻ con tập đi - Có mẹ để yêu thương, bồng bế, chăm sóc trẻ em - Có bà để kể chuyện cho trẻ em nghe - Có bố để dạy những điều tuyệt vời cho trẻ con - Có trường học, bàn ghế, thầy cô, phấn bảng... để dạy cho trẻ em Câu 3: Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ? Món quà chỉ có mẹ mang lại cho trẻ em là tình yêu và lời ru. Tình cảm đó được thể hiện một cách giản dị, bình yên qua hành động chăm sóc ân cần, chu đáo và lời hát ru của mẹ. Trong lời hát ru đó, các hình ảnh đều chứa dựng những ý nghĩa sâu sắc và các ước mong của mẹ dành cho con Câu 4: Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu những điều mà bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó. - Bà đã kể: chuyện con cóc, nàng tiên; chuyện cô Tấm ở hiền; thằng Lý Thông ở ác… - Những điều gửi gắm: + Chuyện con cóc: dạy về sự đoàn kết + Chuyện nàng tiên (nàng tiên ốc): biết chia sẻ, quan tâm, báo đáp người khác + Chuyện cô Tấm (Tấm Cám), chuyện thằng Lý Thông (Thạch Sanh): dạy trẻ con phải sống tốt, không làm điều gian ác, phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Câu 5: Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ? Theo cách nhìn của nhà thơ Bố là người dạy cho trẻ những hiểu biết về cuộc sống: uốn nắn trẻ về nhân cách, biết suy nghĩ và ngoan ngoãn hơn, giúp trẻ có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Câu 6: Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào. Trong khổ thơ cuối, hình ảnh lớp và thầy giáo hiện lên vô cùng mộc mạc và giản dị. Bởi đó là nơi bắt đầu, khởi nguồn của tri thức. Ở đó, trẻ sẽ được học tập, rèn luyện những điều tuyệt vời, bổ ích để trưởng thành hơn. Câu 7: Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ gì? Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” giúp liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích về một thời đại xa xưa ngày trước. Yếu tố "cổ tích" sẽ đem đến những chi tiết, cách lý giải thú vị và hấp dẫn, khác lạ so với cách lý giải của khoa học. Câu 8: Câu chuyện về nguồn gốc của loài người qua lời thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào. - Điểm khác + Theo lời thơ Xuân Quỳnh: trẻ em có trước, rồi mới có bố, mẹ, bà, cây cối, chim muông, mây trời, sông biển, trường học... + Theo điều em biết: thiên nhiên như cây cối, biển, sông, mây trời, chim muông có trước, rồi có những con người đầu tiên là cha, mẹ và sinh ra trẻ con sau. - Sự khác biệt ấy, giúp: + Có thêm cách lý giải thú vị về nguồn gốc loài người + Đề cao, khẳng định sự quan trọng, ý nghĩa, vai trò của trẻ con đối với cuộc sống này + Thôi thúc mọi người dành nhiều sự quan tâm hơn đối với trẻ con, bởi trẻ con có rất nhiều nhu cầu về học tập, vui chơi, yêu thương... cần chú ý đến |
Lưu ý: Nội dung soạn bài Chuyện cổ tích về loài người lớp 6 chỉ mang tính chất tham khảo!
Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người lớp 6? Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở lớp 6 thế nào? (Hình từ Internet)
Sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6 do ai quyết định lựa chọn?
Tại Điều 32 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau:
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1. Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;
b) Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Tài liệu giáo dục địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
...
Như vậy, sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6 sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn.
Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở lớp 6 thế nào?
Căn cứ Điều 30 Luật Giáo dục 2019 yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở cấp trung học cơ sở nói chung và lớp 6 nói riêng như sau:
- Củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về:
+ Tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc;
+ Kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ;
+ Có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
- Mẫu bài văn nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ lớp 12? Yêu cầu về khả năng đọc hiểu văn bản nghị luận lớp 12?
- Bài thi viết đoạn văn cảm nhận cuốn sách mà em thích nhất? Năng lực văn học mà học sinh lớp 8 phải đạt được?
- Thời điểm thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân? Yêu cầu cần đạt trong phần Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 là gì?
- Đã có Dự thảo về Quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ? Tiêu chuẩn của đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ như thế nào?
- Đáp Án Tuần 1 Cuộc Thi Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 80 năm 2024 trên Báo Cáo Viên? Cuộc thi có phải do Bộ Giáo dục tổ chức không?
- Lịch bồi dưỡng STEM tháng 12 năm 2024 TP Hồ Chí Minh? Quy trình xây dựng bài học STEM có gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về sự thiếu kiên nhẫn của tuổi trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt khi tìm hiểu phong cách sáng tác của lớp 12?
- Công thức tính mol? Công thức tính mol có được học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 không?
- Mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? 05 kiểu văn bản mà học sinh lớp 5 được học là gì?
- Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 có đáp án mới nhất? Điều kiện để học sinh lớp 10 được lên lớp là gì?