Soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn 10 kết nối tri thức?

Hướng dẫn soạn bài Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân sách Ngữ văn 10 kết nối tri thức?

Soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn 10 kết nối tri thức?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, tác phẩm Chữ người tử tù là một trong những ngữ liệu gợi ý trong chương trình trung học phổ thông.

Tham khảo gợi ý Soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn 10 kết nối tri thức dưới đây:

Soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn 10 kết nối tri thức

1. Tác giả

Nguyễn Tuân, sinh ngày 10/07/1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông mất vào ngày 28/07/1987. Ông bắt đầu sự nghiệp cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938.

Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân là Vang bóng một thời, Một chuyến đi…

2. Nội dung chính

Câu chuyện “Chữ người tử tù” kể về tình huống cho chữ đầy éo le giữa 2 con người có sự tương phản, đối lập với nhau là Huấn Cao và viên quản ngục.

Tử tù Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao.

3. Bố cục:

Tác phẩm Chữ người tử tù có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến "để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu"): cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại

- Phần 2 (tiếp theo đến "thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ

4. Giá trị nội dung

Khắc họa được hình tượng nhân vật Huấn Cao – Một con người đầy tài năng, có tâm trong sáng và khí phách luôn hiên ngang, bất khuất. Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước của tác giả Nguyễn Tuân.

5. Giá trị nghệ thuật

Tác phẩm thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; sử dụng ngôn ngữ mang đậm tính tạo hình, gợi cảm nhưng vẫn mang sự cổ kính, trang trọng.

Biện pháp tu từ đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao: giữa kẻ tử tù với viên quản ngục, đặc biệt là trong cảnh cho chữ cuối truyện, khi vị trí của các nhân vật trong tác phẩm hoàn toàn bị đảo lộn để nâng cao vị thế của Huấn Cao - đại diện cho thiên lương trong sáng, trong chốn ngục tù tăm tối, bẩn thỉu, tà ác.

Lưu ý: Nội dung soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn 10 kết nối tri thức chỉ mang tính chất tham khảo!

Soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn 10 kết nối tri thức?

Soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn 10 kết nối tri thức? (Hình từ Internet)

Môn Ngữ văn 10 có bao nhiêu tiết?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về thời lượng thực hiện chương trình như sau:

- Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp (theo số tiết học)

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

420

350

245

245

245

140

140

140

140

105

105

105

Ở cấp trung học phổ thông, mỗi lớp có thêm 35 tiết cho các chuyên đề học tập lựa chọn.

- Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục

Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học. Tuy nhiên, cần bảo đảm tỉ lệ hợp lí giữa các thành phần sau:

+ Giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng (trọng tâm là rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng).

+ Giữa các kiểu, loại văn bản đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho đọc văn bản văn học).

+ Giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho việc rèn luyện kĩ năng đọc); cụ thể tỉ lệ thời lượng dành cho các kĩ năng ở từng lớp như sau:

Nhóm lớp

Đọc

Viết

Nói và nghe

Đánh giá định kì

Từ lớp 1 đến lớp 3

khoảng 60%

khoảng 25%

khoảng 10%

khoảng 5%

Từ lớp 4 đến lớp 5

khoảng 63%

khoảng 22%

khoảng 10%

khoảng 5%

Từ lớp 6 đến lớp 9

khoảng 63%

khoảng 22%

khoảng 10%

khoảng 5%

Từ lớp 10 đến lớp 12

khoảng 60%

khoảng 25%

khoảng 10%

khoảng 5%

Như vậy, Môn Ngữ văn 10 có 105 tiết, trong đó khoảng 60% nội dung là đọc, khoảng 25% nội dung là viết, nói và nghe chiếm khoảng 10% thời lượng, còn lại 5% thời lượng dùng cho đánh giá định kì.

Môn ngữ văn 10 được đánh giá bằng hình thức nào?

Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định về hình thức đánh giá như sau:

Hình thức đánh giá
...
3. Hình thức đánh giá đối với các môn học
a) Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
b) Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Như vậy, môn ngữ văn 10 được đánh giá bằng hình thức đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số. Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10.

Môn Ngữ văn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp so sánh là gì? Một số ví dụ về biện pháp tu từ so sánh?
Hỏi đáp Pháp luật
Mạch kiến thức văn học cần phải đảm bảo trong chương trình dạy học các cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Chí phèo Ngữ văn 11 kết nối tri thức mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn bài Tuổi ngựa lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp nhân hóa là gì? Tác dụng và một số ví dụ về biện pháp tu từ nhân hóa?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn bài Thanh âm của gió lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Câu đơn là gì? Câu ghép là gì? Các kiểu câu ghép mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung kiến thức môn Ngữ văn của học sinh lớp 8 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 295
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;