Số điện thoại đường dây nóng Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024?

Hiện nay số điện thoại đường dây nóng Bộ Giáo dục và Đào tạo phản ánh hành vi nhũng nhiễu, phiền hà người dân và doanh nghiệp là số nào?

Số điện thoại đường dây nóng Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Ngày 15/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 2140/QĐ-BGDĐT năm 2024 tải về trong đó số điện thoại đường dây nóng Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố như sau:

- Số điện thoại đường dây nóng Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận thông tin trong giờ hành chính: 024 3862 1002

- Địa chỉ email: duongdaynongct10.2019@moet.gov.vn

Ngoài công bố số điện thoại đường dây nóng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định 2140/QĐ-BGDĐT năm 2024 còn ban hành kèm theo danh sách email của các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

Số điện thoại đường dây nóng Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024?

Số điện thoại đường dây nóng Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024? (Hình từ Internet)

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có phải chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông?

Tại Điều 31 Luật Giáo dục 2019 có quy định về chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Chương trình giáo dục phổ thông
...
2. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục phổ thông. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông; ban hành chương trình giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; quy định về mục tiêu, đối tượng, quy mô, thời gian thực nghiệm một số nội dung, phương pháp giáo dục mới trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.

Như vậy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là người chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?

Căn cứ Điều 105 Luật Giáo dục 2019 có quy định về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục như sau:

Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.
Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm, báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công mà việc áp dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục thường xuyên.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.
5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cơ sở giáo dục trên địa bàn;
b) Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị dạy học của trường công lập thuộc phạm vi quản lý;
c) Phát triển các loại hình nhà trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương;
d) Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính sách của địa phương để bảo đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình về thực hiện nhiệm vụ và chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý;
đ) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục tại địa phương.

Như vậy, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục thường xuyên.

- Bên cạnh đó Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 05/01/2025, hồ sơ đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương án tinh gọn các Bộ và cơ quan ngang Bộ theo Kế hoạch 141 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phôi văn bằng, chứng chỉ của Bộ Giáo dục bị hủy bỏ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa chỉ phần mềm quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Công văn 5636 của Bộ Giáo dục hướng dẫn về vấn đề gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Số điện thoại đường dây nóng Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo là như thế nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 2750

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;