Sinh viên đại học được đăng ký bao nhiêu tín chỉ trong một học kỳ?

Theo quy chế của trường đại học thì sinh viên đại học được đăng ký bao nhiêu tín chỉ trong một học kỳ?

Sinh viên đại học được đăng ký bao nhiêu tín chỉ trong một học kỳ?

Căn cứ theo Điều 7 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định tổ chức đăng ký học tập như sau:

- Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, cơ sở đào tạo hướng dẫn cho sinh viên đại học đăng ký học tập trên hệ thống đăng ký học tập của cơ sở đào tạo.

- Sinh viên học theo tín chỉ phải đăng ký lớp của các học phần dự định sẽ học trong học kỳ, gồm: những học phần mới, một số học phần chưa đạt (để học lại) và một số học phần đã đạt (để cải thiện điểm, nếu có) căn cứ danh sách học phần được mở và điều kiện đăng ký của mỗi học phần.

- Sinh viên học theo niên chế đăng ký học lại những học phần chưa đạt dự định sẽ học trong học kỳ, đăng ký học cải thiện điểm hoặc đăng ký học những học phần tự chọn theo quy định của chương trình đào tạo.

- Quy chế của cơ sở đào tạo quy định quy trình, thủ tục, tổ chức quản lý, lưu trữ việc đăng ký học tập của sinh viên ở mỗi học kỳ, việc rút bớt học phần đã đăng ký; quy định cụ thể giới hạn khối lượng học tập của sinh viên trong mỗi học kỳ nằm trong khung như sau:

+ Khối lượng tối thiểu không ít hơn 2/3 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn;

+ Khối lượng tối đa không vượt quá 3/2 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì có thể thấy rằng sinh viên đại học được đăng ký tín chỉ trong mỗi học kỳ tối đa không vượt qua 3/2 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn.

Sinh viên đại học được đăng ký bao nhiêu tín chỉ trong một học kỳ?

Sinh viên đại học được đăng ký bao nhiêu tín chỉ trong một học kỳ? (Hình từ Internet)

Kế hoạch giảng dạy và học tập trong trường đại học thì mỗi năm có mấy học kỳ?

Căn cứ theo kế hoạch giảng dạy và học tập được quy định tại Điều 6 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:

- Kế hoạch giảng dạy và học tập chi tiết hóa việc tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo theo năm học, học kỳ, phù hợp với hình thức đào tạo và phương thức tổ chức đào tạo.

- Kế hoạch năm học thể hiện những mốc thời gian chính của các hoạt động đào tạo trong năm học cho tất cả hình thức, chương trình đào tạo, được công bố kịp thời tới các bên liên quan trước khi bắt đầu năm học. Một năm học có 02 hoặc 03 học kỳ chính với tổng số tối thiểu 30 tuần lên lớp. Ngoài các học kỳ chính, cơ sở đào tạo có thể tổ chức thêm học kỳ phụ.

- Kế hoạch học kỳ bao gồm kế hoạch mở lớp, hình thức dạy và học (trực tiếp hoặc trực tuyến), lịch học, lịch thi của các học phần được tổ chức trong học kỳ cho các khoá học, chương trình đào tạo và hình thức đào tạo. Kế hoạch học kỳ phải được xây dựng và công bố kịp thời với đầy đủ thông tin cần thiết, bảo đảm thuận tiện cho sinh viên xây dựng kế hoạch học tập và đăng ký học tập.

- Thời khóa biểu thể hiện thời gian, địa điểm, hoạt động dạy và học của từng lớp thuộc các khoá học, hình thức và chương trình đào tạo. Thời khóa biểu của các lớp học phần bình thường được bố trí đều trong các tuần của học kỳ. Trong trường hợp cần thiết phải xếp lịch học tập trung thời gian, số giờ giảng đối với một học phần bất kỳ không vượt quá 15 giờ/tuần và 4 giờ/ngày.

- Quy chế của cơ sở đào tạo quy định rõ việc phân bổ các học kỳ, thời gian, địa điểm, hình thức bố trí các giờ lên lớp theo quy định.

Theo đó, một năm học có 02 hoặc 03 học kỳ chính với tổng số tối thiểu 30 tuần lên lớp. Ngoài các học kỳ chính, cơ sở đào tạo có thể tổ chức thêm học kỳ phụ.

Như vậy, có thể thấy rằng theo kế hoạch giảng dạy và học tập trong trường đại học thì mỗi năm sẽ có 2 hoặc 3 học kỳ chính. Ngoài ra còn có thể có thêm học kỳ phụ.

Yêu cầu về tổ chức giảng dạy và học tập cho sinh viên đại học ra sao?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định yêu cầu về tổ chức giảng dạy và học tập trình độ đại học như sau:

- Phát huy năng lực chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên, phù hợp với quy định về chế độ làm việc của giảng viên;

- Phát huy vai trò chủ động đồng thời đề cao trách nhiệm của sinh viên, tạo điều kiện và động lực để sinh viên nỗ lực học tập; giữ vững kỷ cương học đường, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo;

- Có cơ chế thanh tra, giám sát nội bộ và có hệ thống cải tiến chất lượng dựa trên thu thập, đánh giá ý kiến phản hồi của người học.

Sinh viên đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Là sinh viên cảm nghĩ của em về Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào? Quy định về công tác sinh viên ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên được tiến hành định kỳ theo quy định nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được đánh giá kết quả rèn luyện đối với sinh viên bị đình chỉ học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết giấy giới thiệu thực tập cho sinh viên ngành luật hiện nay? Phương thức tổ chức đào tạo đại học được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lời chúc tốt nghiệp đại học ý nghĩa, hài hước dành cho bạn bè? Hoàn thành bao nhiêu tín chỉ thì sinh viên mới tốt nghiệp đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Phi công quân sự là gì? Học đại học ngành gì để thành phi công quân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên thi lại thì điểm học phần có đạt mức khá, giỏi được hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xin xác nhận là sinh viên đang học tại trường mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên năm nhất bị cảnh cáo học tập khi điểm trung bình tích lũy bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm GPA là gì? Quy đổi điểm GPA ở đại học theo xếp loại học lực như thế nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 321

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;