Sinh viên đại học có bắt buộc học giáo dục thể chất không?

Khi lên đại học rồi thì sinh viên đại học có bắt buộc học giáo dục thể chất hay không?

Sinh viên đại học có bắt buộc học giáo dục thể chất không?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 11/2015/NĐ-CP quy định về vị trí, mục tiêu giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường như sau:

Vị trí, mục tiêu giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường
1. Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
2. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của học sinh, sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao.

Như vậy, Giáo dục thể chất là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục. Cho nên, sinh viên đại học bắt buộc học giáo dục thể chất.

Tuy nhiên theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT có quy định người học là người khuyết tật hoặc không đủ sức khỏe học một số nội dung trong chương trình môn học Giáo dục thể chất được xem xét miễn, giảm những nội dung không phù hợp hoặc được học các nội dung thay thế phù hợp.

Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể việc miễn, giảm và quy định các nội dung học tập thay thế đối với người khuyết tật, người không đủ sức khỏe học tập.

Sinh viên đại học có bắt buộc học giáo dục thể chất không?

Sinh viên đại học có bắt buộc học giáo dục thể chất không? (Hình từ Internet)

Mục tiêu của chương trình môn học Giáo dục thể chất ở cơ sở giáo dục đại học là gì?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu như sau:

Mục tiêu
Chương trình môn học Giáo dục thể chất nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

Như vậy, mục tiêu của chương trình môn học Giáo dục thể chất ở cơ sở giáo dục đại học là nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao.

Bên cạnh đó, giáo dục thể chất còn để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

Tổ soạn thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất ở cơ sở giáo dục đại học có nhiệm vụ gì?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT quy định tổ soạn thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất ở cơ sở giáo dục đại học có nhiệm vụ sau đây:

- Căn cứ vào các quy định về giáo dục thể chất hiện hành, xây dựng mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể từng học phần; xác định cấu trúc, xây dựng các học phần thuộc chương trình môn học Giáo dục thể chất, bao gồm các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn; phương thức đánh giá;

- Thiết kế đề cương chi tiết các học phần; xác định yêu cầu về lý thuyết và thực hành của từng học phần; xác định điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn cho người học, người dạy khi thực hiện các học phần;

- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến về chương trình môn học Giáo dục thể chất;

- Hoàn thiện dự thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất trên cơ sở tiếp thu các ý kiến phản hồi và trình hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xem xét, tiến hành các thủ tục thẩm định.

Chương trình môn học Giáo dục thể chất ở cơ sở giáo dục đại học là bao nhiêu tín chỉ?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT quy định về khối lượng kiến thức như sau:

Khối lượng kiến thức
Khối lượng kiến thức của chương trình môn học Giáo dục thể chất mà người học cần tích lũy tối thiểu là 3 (ba) tín chỉ. Cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể khối lượng kiến thức môn học này phù hợp với yêu cầu của từng ngành đào tạo.

Như vậy, chương trình môn học Giáo dục thể chất ở cơ sở giáo dục đại học là 3 (ba) tín chỉ.

Giáo dục thể chất
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thành lập câu lạc bộ thể thao tại trường THCS như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà trường có bắt buộc lập 01 câu lạc bộ thể thao không?
Hỏi đáp Pháp luật
5 trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên đại học được miễn học giáo dục thể chất khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên đại học có bắt buộc học giáo dục thể chất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục thể chất trong trường học năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Thể thao Việt Nam là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch tăng cường công tác giáo dục thể chất, y tế trường học năm học 2024 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học cơ sở do ai ban hành? Là môn tự chọn hay bắt buộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục thể chất tại ở trường trung học cơ sở là gì? Tổ chức giải đá banh có được xem hoạt động Giáo dục thể chất?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 505

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;