SGK Văn 12 năm học 2024 2025 là sách nào?
SGK Văn 12 tại trường tư thục do ai phê duyệt?
Căn cứ Điều 18 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Sách giáo khoa, thiết bị dạy học và tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa sử dụng trong trường trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường trung học hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
2. Thiết bị dạy học sử dụng trong nhà trường thuộc danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các thiết bị dạy học khác theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông.
3. Nhà trường lựa chọn, trang bị thiết bị dạy học, xuất bản phẩm tham khảo phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, sách giáo khoa Văn 12 sử dụng trong trường trung học (công lập và tư thục) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
SGK Văn 12 năm học 2024 2025 là sách nào? (Hình từ Internet)
SGK Văn 12 năm học mới là sách nào?
Căn cứ Danh mục sách giáo khoa lớp 12 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèn theo Quyết định 88/QĐ-BGDĐT năm 2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt 03 bộ sách giáo khoa Văn 12 bao gồm như sau:
STT | Tên sách (tên bộ sách) | Tác giả | Tổ chức, cá nhân |
1 | Ngữ văn 12, Tập 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Phan Huy Dũng (Chủ biên), Nguyễn Thị Diệu Linh, Đặng Lưu, Trần Hạnh Mai, Hà Văn Minh, Nguyễn Thị Nương, Đỗ Hải Phong, Nguyễn Thị Hồng Vân | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
Ngữ văn 12, Tập 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Phan Huy Dũng (Chủ biên), Nguyễn Thị Diệu Linh, Trần Hạnh Mai, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Hà Văn Minh, Nguyễn Thị Nương, Nguyễn Thị Hồng Vân | ||
Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Phan Huy Dũng (Chủ biên), Nguyễn Thị Diệu Linh, Hà Văn Minh, Nguyễn Thị Ngọc Minh | ||
2 | Ngữ văn 12, Tập 1 (Chân trời sáng tạo) | Nguyễn Thành Thi (Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trần Lê Duy, Dương Thị Hồng Hiếu, Phạm Ngọc Lan, Tăng Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Hồng Nam, Phạm Thị Phương, Nguyễn Thị Ngọc Thúy, Trần Lê Hoa Tranh, Đinh Phan Cẩm Vân, Phan Thu Vân | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
Ngữ văn 12, Tập 2 (Chân trời sáng tạo) | Nguyễn Thành Thi (Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trần Lê Duy, Đoàn Lê Giang, Phạm Ngọc Lan, Tăng Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thị Ngọc Thúy, Phan Thu Vân | ||
Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 (Chân trời sáng tạo) | Nguyễn Thành Thi (Chủ biên), Trần Lê Duy, Đoàn Lê Giang, Phạm Ngọc Lan | ||
3 | Ngữ văn 12, Tập 1 (Cánh Diều) | Lã Nhâm Thìn, Đỗ Ngọc Thống (đồng Tổng Chủ biên), Trần Văn Toàn (Chủ biên), Bùi Minh Đức, Bùi Thanh Hoa, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Tuyết Minh | Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam (Đơn vị liên kết: Nhà xuất bản Đại học Huế) |
Ngữ văn 12, Tập 2 (Cánh Diều) | Lã Nhâm Thìn, Đỗ Ngọc Thống (đồng Tổng Chủ biên), Trần Văn Toàn (Chủ biên), Bùi Minh Đức, Phạm Thị Thu Hiền, Bùi Thanh Hoa, Nguyễn Văn Thuấn | ||
Chuyên đề học tập (Cánh Diều) | Lã Nhâm Thìn, Đỗ Ngọc Thống (Đồng Tổng Chủ biên), Trần Văn Toàn (Chủ biên), Bùi Minh Đức |
Mục tiêu môn Ngữ văn 12 là gì?
Căn cứ Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, mục tiêu môn Ngữ văn 12 góp phần:
- Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất đã được hình thành ở trung học cơ sở; mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất với các biểu hiện cụ thể: có bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng và hoài bão, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần hội nhập và ý thức công dân toàn cầu.
- Tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở trung học cơ sở với các yêu cầu cần đạt cao hơn: đọc hiểu được cả nội dung tường minh và hàm ẩn của các loại văn bản với mức độ khó hơn thể hiện qua dung lượng, nội dung và yêu cầu đọc; đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư duy phản biện; vận dụng được các kiến thức về đặc điểm ngôn từ văn học, các xu hướng - trào lưu văn học, phong cách tác giả, tác phẩm, các yếu tố bên trong và bên ngoài văn bản để hình thành năng lực đọc độc lập.
Viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh tổng hợp (kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận), đúng quy trình, có chủ kiến, đảm bảo logic và có sức thuyết phục.
Nói và nghe linh hoạt; có khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; biết tham gia và có chủ kiến, cá tính, có thái độ tranh luận phù hợp trong tranh luận.
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được tác phẩm văn học và các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác; phân tích và nhận xét được đặc điểm của ngôn ngữ văn học; phân biệt được cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong văn học; nhận biết và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học dựa vào đặc điểm phong cách văn học; có trí tưởng tượng phong phú, biết thưởng thức, tiếp nhận và đánh giá văn học; tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.
>> Xem Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT:
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?