SGK Toán 6 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?

Danh mục SGK Toán 6 năm học 2024-2025 ra sao? Nội dung SGK Toán 6 phải đáp ứng các điều kiện gì?

SGK Toán 6 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?

Căn cứ Danh mục sách giáo khoa lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 718/QĐ-BGDĐT năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, danh mục sách giáo khoa Toán 6 năm học 2024-2025 gồm:

Tên SGK Toán 6

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Toán 6 Tập 1

Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức Quang

Đại học Sư phạm

Toán 6 Tập 2

Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức Quang

Đại học Sư phạm

Toán 6 Tập 1

Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Nguyễn Cao Cường, Trần Mạnh Cường, Doãn Minh Cường, Sĩ Đức Quang, Lưu Bá Thắng

Giáo dục Việt Nam

Toán 6 Tập 2

Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Nguyễn Cao Cường, Trần Mạnh Cường, Doãn Minh Cường, Sĩ Đức Quang, Lưu Bá Thắng

Giáo dục Việt Nam

Toán 6 Tập 1

Trần Nam Dũng, Bùi Văn Nghị (đồng Tổng chủ biên), Vũ Quốc Chung, Trần Đức Huyên (đồng Chủ biên), Nguyễn Cam, Nguyễn Hắc Hải, Nguyễn Văn Hiền, Chu Thu Hoàn, Lê Văn Hồng, Đặng Thị Thu Huệ, Ngô Hoàng Long, Dương Bửu Lộc, Trần Luận, Huỳnh Ngọc Thanh, Chu Cẩm Thơ, Phạm Thị Diệu Thùy, Nguyễn Đăng Trí Tín

Giáo dục Việt Nam

Toán 6 Tập 2

Trần Nam Dũng, Bùi Văn Nghị (đồng Tổng chủ biên), Vũ Quốc Chung, Trần Đức Huyên (đồng Chủ biên), Nguyễn Cam, Nguyễn Hắc Hải, Nguyễn Văn Hiển, Chu Thu Hoàn, Lê Văn Hồng, Đặng Thị Thu Huệ, Ngô Hoàng Long, Dương Bửu Lộc, Trần Luận, Huỳnh Ngọc Thanh, Chu Cẩm Thơ, Phạm Thị Diệu Thùy, Nguyễn Đăng Trí Tín

Giáo dục Việt Nam

Danh mục gồm 3 sách giáo khoa Toán 6.

SGK Toán 6 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?

SGK Toán 6 năm học 2024-2025 gồm những sách nào? (Hình từ Internet)

Nội dung SGK Toán 6 phải đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 5 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, nội dung sách giáo khoa Toán 6 phải đáp ứng các điều kiện như sau:

- Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

- Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.

- Các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học.

- Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý.

Quy trình lựa chọn sách giáo khoa Toán 6 trong cơ sở giáo dục?

Tại Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định về quy trình lựa chọn sách giáo khoa Toán 6 trong cơ sở giáo dục như sau:

- Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.

- Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa Toán 6 tại tổ chuyên môn

+ Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;

+ Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;

+ Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;

+ Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó.

Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.

Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn.

Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai.

Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.

Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;

+ Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.

- Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT; tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.

- Hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT.

- Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông).

Sách giáo khoa
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử dụng trong trường trung học do ai phê duyệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử dụng trong trường tiểu học phải đảm bảo yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa toán 7 chân trời sáng tạo mới nhất được quy định ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tin học 7 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
SGK âm nhạc 9 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sinh học 12 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử 11 năm học 2024 2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tiếng anh 7 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục sách giáo khoa ngữ văn 11 năm học 2024-2025?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;