SGK âm nhạc 9 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?

Danh mục SGK âm nhạc 9 năm học mới này gồm các sách nào? Môn Âm nhạc trong Chương trình giáo dục phổ thông có đặc điểm như thế nào?

SGK âm nhạc 9 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?

Căn cứ tại Quyết định 4338/QĐ-BGDĐT năm 2023 thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 9 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo Danh mục sách giáo khoa lớp 9 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 4338/QĐ-BGDĐT năm 2023 thì danh mục SGK âm nhạc 9 năm học 2024-2025 gồm các sách sau:

TT

Tên sách

Tác giả

Tổ chức, cá nhân

1

Âm nhạc 9

Cánh Diều

Đỗ Thanh Hiên (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Mai Anh, Vũ Ngọc Tuyên.

Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) (Đơn vị liên kết: Nhà xuất bản Đại học Huế)

2

Âm nhạc 9

Kết nối tri thức với cuộc sống

Hoàng Long (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Bùi Minh Hoa, Vũ Mai Lan, Trần Bảo Lân, Đặng Khánh Nhật, Nguyễn Thị Thanh Vân.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

3

Âm nhạc 9

Chân trời sáng tạo

Hồ Ngọc Khải, Nguyễn Thị Tố Mai (đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Văn Hảo (Chủ biên), Lương Diệu Ánh, Nguyễn Thị Ái Chiêu, Trần Đức Lâm, Lương Minh Tân.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Theo đó, danh mục SGK âm nhạc 9 năm học 2024-2025 gồm có 3 sách: Âm nhạc 9 Cánh Diều; Âm nhạc 9 Kết nối tri thức với cuộc sống; Âm nhạc 9 Chân trời sáng tạo.

SGK âm nhạc 9 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?

SGK âm nhạc 9 năm học 2024-2025 gồm những sách nào? (Hình từ Internet)

Đặc điểm môn Âm nhạc trong Chương trình giáo dục phổ thông như thế nào?

Căn cứ tại Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì đặc điểm của môn Âm nhạc trong Chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người. Âm nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn hoá, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm phong phú những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển năng lực âm nhạc - biểu hiện của năng lực thẩm mĩ với các thành phần sau: thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; góp phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc.

Đồng thời, thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của nhà sư phạm, giáo dục âm nhạc góp phần phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo để trở thành những công dân phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn.

Giai đoạn giáo dục cơ bản: Âm nhạc là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9, bao gồm những kiến thức và kĩ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc.

Chương trình giáo dục âm nhạc giúp học sinh trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Âm nhạc là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung môn học bao gồm kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc.

Những học sinh có sở thích, năng khiếu hoặc định hướng nghề nghiệp liên quan còn được chọn thêm các chuyên đề học tập. Nội dung giáo dục âm nhạc ở giai đoạn này giúp học sinh tiếp tục phát triển các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội, ứng dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc.

Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc lớp 9 là gì?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc lớp 9 như sau:

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Hát

Bài hát tuổi học sinh (14 - 15 tuổi), dân ca Việt Nam và bài hát nước ngoài. Các bài hát có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc. Một số bài có 2 hoặc 3 bè đơn giản.

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

- Hát rõ lời và thuộc lời; biết chủ động lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định.

- Biết hát đơn ca, song ca; hát tốp ca, đồng ca với 2 hoặc 3 bè đơn giản.

- Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát; biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

- Nêu được tên bài hát, tên tác giả, nội dung hoặc giá trị nghệ thuật của bài hát.

- Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng.

- Biết nhận xét, đánh giá về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.

- Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc đánh nhịp.

- Biết dàn dựng và biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường.

Nghe nhạc

Nghe một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

- Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc.

- Nhận ra tên bản nhạc và tên tác giả từ một vài nét nhạc điển hình.

Đọc nhạc

Giọng Đô trưởng và La thứ. Bài luyện tập cơ bản về quãng, về tiết tấu. Các bài đọc nhạc dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Sử dụng trường độ: tròn, trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, móc kép và các dấu lặng. Một số bài có 2 hoặc 3 bè đơn giản.

- Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng và gam La thứ.

- Đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ bài đọc nhạc; thể hiện được tính chất âm nhạc.

- Phân biệt được màu sắc âm nhạc của điệu trưởng và điệu thứ.

- Cảm nhận được sự hoà quyện của âm thanh khi đọc nhạc có bè.

- Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt và giải thích được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

- Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

Nhạc cụ

Một số bài tập tiết tấu, giai điệu và hoà âm đơn giản. Sử dụng trường độ: tròn, trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, móc kép và các dấu lặng.

- Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập tiết tấu, giai điệu, hoà âm; duy trì được tốc độ ổn định.

- Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

- Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu và hoà tấu.

- Biết kết hợp các loại nhạc cụ để hoà tấu hoặc đệm cho bài hát, bản nhạc.

- Biết bảo quản nhạc cụ và điều chỉnh âm thanh đúng cách.

- Biết dàn dựng và biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.

Lí thuyết âm nhạc

- Sơ lược về quãng, xác định và gọi tên quãng theo độ lớn số lượng.

- Sơ lược về dịch giọng.

- Sơ lược về hợp âm. Một số hợp âm của các giọng Đô trưởng, La thứ.

- Thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành.

- Giải thích được ý nghĩa của một số kí hiệu và thuật ngữ âm nhạc.

- So sánh được độ lớn số lượng của các quãng.

- Nhận biết được một số hợp âm của giọng Đô trưởng và giọng La thứ.

- Biết vận dụng kiến thức đã học khi hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, tìm hiểu bản nhạc,...

- Biết ghi chép bản nhạc; dịch giọng bản nhạc theo hướng dẫn của giáo viên.

Thường thức âm nhạc

- Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài.

- Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ.

- Nêu được tên và các đặc điểm của nhạc cụ.

- Nhận biết được nhạc cụ khi nghe hoặc xem biểu diễn.

- Gọi được tên hình thức biểu diễn mà nhạc cụ tham gia diễn tấu như song tấu, tam tấu, tứ tấu,...

- Tác giả và tác phẩm: Một số nhạc sĩ tiêu biểu của Việt Nam và thế giới.

- Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ; kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc.

- Biết vận dụng kiến thức đã học vào các hoạt động âm nhạc.

- Thể loại âm nhạc: Một số thể loại nhạc đàn.

- Nêu được đặc điểm một số thể loại nhạc đàn.

- Nhận biết được một số thể loại nhạc đàn.

- Vận dụng kiến thức đã học vào các hoạt động âm nhạc.

- Âm nhạc và đời sống: Một số di sản văn hoá phi vật thể (liên quan đến âm nhạc) được UNESCO công nhận.

- Nhận biết được những di sản văn hoá đã học.

- Nêu được vài nét về di sản văn hoá đã học.

- Giới thiệu về di sản văn hoá cho người khác.

Sách giáo khoa
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử dụng trong trường trung học do ai phê duyệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử dụng trong trường tiểu học phải đảm bảo yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa toán 7 chân trời sáng tạo mới nhất được quy định ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tin học 7 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
SGK âm nhạc 9 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sinh học 12 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử 11 năm học 2024 2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tiếng anh 7 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục sách giáo khoa ngữ văn 11 năm học 2024-2025?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;