Sáp nhập tỉnh 2025 theo Kết luận 126-KL/TW ra sao? Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Theo Kết luận 126-KL/TW thì việc sáp nhập tỉnh ra sao? Cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay như thế nào?

Sáp nhập tỉnh 2025 theo Kết luận 126-KL/TW ra sao?

Ngày 14/02/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận 126-KL/TW năm 2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025

Cụ thể, tại tiểu mục 3.4 Mục 3 Kết luận 126-KL/TW năm 2025 nêu rõ định hướng nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh thành trong hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thực năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030 như sau:

Tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030
...
3.2. Giao Đảng uỷ Chính phủ:
- Chỉ đạo Đảng uỷ Thanh tra Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện Đề án tổ chức lại hệ thống thanh tra, báo cáo Bộ Chính trị tại phiên họp ngày 18/02/2025.
- Lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, đánh giá, tổ chức lại hoạt động của các tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước theo hướng chuyển các đảng bộ cơ sở (doanh nghiệp) thuộc đảng bộ các tập đoàn, tổng công ty về trực thuộc cấp uỷ địa phương theo địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh (báo cáo Ban Bí thư vào cuối quý II/2025).
- Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.
...

Như vậy, theo Kết luận số 126-KL/TW có đề cập đến việc giao Đảng ủy Chính Phủ nghiên cứu bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh và các nội dung này phải báo cáo Bộ Chính trị trong quý 3/2025.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, Kết luận số 126-KL/TW chỉ dừng ở mức "nghiên cứu định hướng" chứ chưa xác định tỉnh nào sẽ sáp nhập hay lộ trình cụ thể trong năm 2025. Việc triển khai thực tế có thể diễn ra sau khi có báo cáo và phê duyệt từ Bộ Chính trị vào quý 3/2025 hoặc muộn hơn, có thể sang giai đoạn 2026-2030.

Nếu được thực hiện, sáp nhập tỉnh sẽ là bước đi lớn để giảm số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh (hiện tại là 63), hướng tới mô hình quản lý tinh gọn hơn.

Sáp nhập tỉnh 2025 theo Kết luận 126-KL/TW ra sao?

Sáp nhập tỉnh 2025 theo Kết luận 126-KL/TW ra sao? (Hình ảnh từ Internet)

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Theo Điều 3 Nghị định 86/2022/NĐ-CP có quy định cơ cấu tố chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

(1) Vụ Giáo dục Mầm non

(2) Vụ Giáo dục Tiểu học

(3) Vụ Giáo dục Trung học

(4) Vụ Giáo dục Đại học

(5) Vụ Giáo dục Thể chất

(6) Vụ Giáo dục Dân tộc

(7) Vụ Giáo dục Thường xuyên

(8) Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh

(9) Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên

(10) Vụ Tổ chức Cán bộ

(11) Vụ Kế hoạch - Tài chính

(12) Vụ Cơ sở Vật chất

(13) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

(14) Vụ Pháp chế

(15) Văn phòng

(16) Thanh tra

(17) Cục Quản lý Chất lượng

(18) Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục

(19) Cục Công nghệ Thông tin

(20) Cục Hợp tác Quốc tế

(21) Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

(22) Báo Giáo dục và Thời đại

(23) Tạp chí Giáo dục

Trong đó:

- Các đơn vị quy định từ (1) đến (20) là các tổ chức thuộc bộ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;

- Các đơn vị quy định từ (21) đến (23) của Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc, trực thuộc bộ theo quy định của pháp luật, trừ các đơn vị thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có vị trí và chức năng ra sao?

Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên về:

- Mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục;

- Quy chế thi, tuyển sinh, đào tạo và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

- Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; cơ sở vật chất và thiết bị trường học;

- Bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước về tiếng Việt và tiếng các dân tộc;

- Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Sáp nhập tỉnh 2025 theo Kết luận 126-KL/TW ra sao? Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 14 Bộ và 03 cơ quan ngang Bộ theo Nghị quyết 176/2025/QH15?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 05/01/2025, hồ sơ đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương án tinh gọn các Bộ và cơ quan ngang Bộ theo Kế hoạch 141 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phôi văn bằng, chứng chỉ của Bộ Giáo dục bị hủy bỏ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa chỉ phần mềm quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Công văn 5636 của Bộ Giáo dục hướng dẫn về vấn đề gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Số điện thoại đường dây nóng Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo là như thế nào?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 71

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;