Sáp nhập 2 trung tâm giáo dục thường xuyên công lập thành 1 có được không?

Huyện có 2 trung tâm giáo dục thường xuyên công lập thì có được sáp nhập thành 1 hay không?

Sáp nhập 2 trung tâm giáo dục thường xuyên công lập thành 1 có được không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGD-BNV quy định các trường hợp sáp nhập trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên như sau:

Các trường hợp tổ chức sáp nhập
1. Trường hợp cấp huyện có ba trung tâm công lập thì sáp nhập thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có đủ ba chức năng đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
2. Trường hợp cấp huyện có hai trung tâm công lập thì sáp nhập thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và bổ sung chức năng còn thiếu để có đủ chức năng đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
3. Trường hợp cấp huyện chỉ có một trung tâm công lập thì đổi tên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên để thực hiện chức năng theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao bổ sung thêm các chức năng còn thiếu cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên sau khi được sáp nhập.

Như vậy, đối chiếu quy định trên có thể thấy rằng đối với huyện có 2 trung tâm giáo dục thường xuyên công lập thì được sáp nhập thành 1, tuy nhiên sẽ được bổ sung chức năng còn thiếu để có đủ chức năng đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.

*Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao bổ sung thêm các chức năng còn thiếu cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên sau khi được sáp nhập.

Sáp nhập 2 trung tâm giáo dục thường xuyên công lập thành 1 có được không?

Sáp nhập 2 trung tâm giáo dục thường xuyên công lập thành 1 có được không? (Hình từ Internet)

Sau khi sáp nhập thì trung tâm giáo dục thường xuyên công lập đặt tên lại như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT quy định việc đặt tên của Trung tâm giáo dục thường xuyên cần đáp ứng các yêu cầu như sau:

-Tên Trung tâm: Trung tâm giáo dục thường xuyên + tên riêng của Trung tâm hoặc tên địa danh.

- Tên riêng của Trung tâm phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của Trung tâm; phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc

- Tên Trung tâm được ghi trên quyết định thành lập Trung tâm, con dấu của Trung tâm, biển tên và giấy tờ giao dịch.

Tiêu chuẩn, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 20 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên giáo dục thường xuyên được quy định như sau:

- Giáo viên giảng dạy các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định như giáo viên phổ thông tương ứng với từng cấp học.

- Giáo viên tham gia giảng dạy các chương trình giáo dục, đào tạo để lấy chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân phải đảm bảo các điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

- Giáo viên tham gia giảng dạy các chương trình giáo dục khác của Trung tâm phải đảm bảo các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ do giám đốc Trung tâm quy định.

Trong trung tâm giáo dục thường xuyên có hội đồng kỷ luật hay không?

Căn cứ Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Các hội đồng trong Trung tâm
1. Hội đồng thi đua và khen thưởng
Hội đồng thi đua khen thưởng được thành lập vào đầu mỗi năm học để giúp giám đốc tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên trong Trung tâm. Hội đồng thi đua khen thưởng do giám đốc thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng gồm: bí thư cấp ủy, phó giám đốc, một số trưởng phòng và các giáo viên chủ nhiệm lớp.
2. Hội đồng kỷ luật
a) Hội đồng kỷ luật học viên được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với học viên theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật học viên do giám đốc quyết định thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng gồm: bí thư cấp ủy, phó giám đốc, một số trưởng phòng, các giáo viên chủ nhiệm lớp có học viên vi phạm, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và trưởng ban đại diện cha mẹ học viên của Trung tâm (đối với học viên trong độ tuổi học phổ thông).
b) Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên và nhân viên được thành lập để xét và đề nghị xử lý kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt động của hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên và nhân viên được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Hội đồng tư vấn
Hội đồng tư vấn do giám đốc thành lập theo yêu cầu cụ thể của công việc. Nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của hội đồng tư vấn do giám đốc Trung tâm quy định. Các thành viên của Hội đồng làm theo vụ việc và không hưởng lương.

Như vậy, trong trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ có hội đồng Hội đồng kỷ luật và một số hội đồng khác.

Trung tâm giáo dục thường xuyên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Sáp nhập 2 trung tâm giáo dục thường xuyên công lập thành 1 có được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm giáo dục thường xuyên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ tiêu tuyển sinh của Trung tâm giáo dục thường xuyên có được thông báo công khai hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm giáo dục thường xuyên do cơ quan nào quản lý trực tiếp?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;