Sáng tác một truyện ngắn để lan tỏa tình yêu sách, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm với gia đình và xã hội, khơi dậy niềm tự hào dân tộc?
- Sáng tác một truyện ngắn để lan tỏa tình yêu sách, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm với gia đình và xã hội, khơi dậy niềm tự hào dân tộc?
- Mục tiêu Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2030 là gì?
- Nguyên tắc sử dụng kinh phí của Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 2030?
-
Sáng tác một truyện ngắn để lan tỏa tình yêu sách, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm với gia đình và xã hội, khơi dậy niềm tự hào dân tộc?
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2024 là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm lan tỏa giá trị của việc đọc sách, thúc đẩy văn hóa đọc trong học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân. Sự kiện này không chỉ tạo cơ hội để người tham gia chia sẻ tình yêu sách mà còn giúp xây dựng những ý tưởng mới, sáng tạo nhằm phát triển phong trào đọc sách.
Dưới đây là mẫu đáp án Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2024 cho đề tài: "Sáng tác một truyện ngắn để lan tỏa tình yêu sách, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm với gia đình và xã hội, khơi dậy niềm tự hào dân tộc?" mà các thí sinh có thể tham khảo.
Sáng tác một truyện ngắn để lan tỏa tình yêu sách - Mẫu số 1:
Ngày xưa, có một ngôi làng nhỏ nằm giữa thung lũng xanh mướt. Nơi đây nổi tiếng với những con người hiền hòa, yêu mến thiên nhiên và say mê đọc sách. Ngôi làng có một thư viện kỳ diệu, nơi lưu giữ vô số câu chuyện từ khắp nơi trên thế giới. Tích Lan, một cô bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống cùng bà ngoại trong một căn nhà nhỏ ven làng. Cô bé có một tình yêu đặc biệt với sách. Mỗi ngày sau giờ học, Tích Lan lại đến thư viện, đắm chìm trong thế giới tri thức bao la. Những câu chuyện về các vị anh hùng, những khám phá khoa học kỳ thú, những vùng đất xa xôi huyền bí đã mở ra cho Tích Lan một thế giới mới. Từ khi biết đọc, Tích Lan không chỉ học được kiến thức mà còn rèn luyện được tư duy sáng tạo, lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm. Cô bé luôn giúp đỡ những người xung quanh, từ việc nhỏ như nhặt rác, dọn dẹp đường phố đến việc lớn như tham gia các hoạt động tình nguyện. Tích Lan cũng rất quan tâm đến lịch sử và văn hóa dân tộc. Cô bé dành nhiều thời gian đọc sách về các vị anh hùng dân tộc, về những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Tình yêu đọc sách đã giúp Tích Lan trở thành một cô bé ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết yêu thương mọi người và tự hào về dân tộc mình. Khi lớn lên, Tích Lan trở thành một giáo viên, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ về tình yêu đọc sách và lòng yêu nước. Câu chuyện về Tích Lan và thư viện kỳ diệu đã lan tỏa khắp làng, khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong mỗi người dân. Ngôi làng nhỏ trở thành một cộng đồng hiếu học, nơi mọi người luôn trân trọng tri thức và đề cao tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Sách là kho tàng tri thức bao la, là nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa của nhân loại. Sách ghi chép lại lịch sử, khoa học, văn học, nghệ thuật,... giúp con người hiểu biết về thế giới xung quanh và khám phá bản thân. Sách là người thầy dẫn dắt con người trên con đường tri thức, giúp ta trưởng thành và hoàn thiện nhân cách. Đọc sách là một thói quen tốt cần được rèn luyện từ nhỏ. Đọc sách giúp ta mở rộng tầm nhìn, trau dồi kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo và bồi dưỡng tâm hồn. Đọc sách giúp ta giải trí, thư giãn sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng. Sách là người bạn đồng hành quý giá trên con đường tri thức của mỗi người. Hãy yêu sách và biến việc đọc sách thành thói quen hàng ngày để cuộc sống thêm phong phú và ý nghĩa. |
Sáng tác một truyện ngắn để lan tỏa tình yêu sách - Mẫu số 2:
Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên hàng trăm tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng máy in hiện đại như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: "Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in". Những con số ấy làm cho ta vô cùng sửng sốt! Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại mới có thể sáng tạo nên những tác phám vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na, sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,...trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người trên trái đất. Những tác phẩm như "Sử kí Tư Mã Thiên", "Chiến tranh và Hòa bình", những bộ tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc chí", "Đông Chu liệt quốc",... những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán - Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Niu-tơn, Anh-xtanh,... sẽ đời đời bất tử. Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,... Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói: "Mỗi quyển sách là một hũ vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời "mắt không rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế! Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: "Sĩ, nông, công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thìa ý kiến của Go-rơ-ki: "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi" (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt". "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Gần 700 năm về trước, trong "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi có viết: "Nên thợ, nên thầy vì có học, No ăn, no mặc bởi hay làm". (Bảo kính cảnh giởi - bài 46) Yêu sách nhưng không phải là con mọt sách. Đọc sách nhưng không được nô lệ vào sách, mà phải vừa thực sự cầu thị, vừa ý thức được: "Học cho rộng, hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm việc cho hết lòng" (Trung dung). Người yêu sách là người biết coi trọng tri thức, rất hiếu học, lúc nào cũng muốn vươn lên thành kẻ sĩ (người trí thức) trong xã hội. Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ học ở trường, học thầy, học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách, sách khoa học, sách kĩ thuật, sách ngoại ngữ, sách văn học,... biết tự học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh. Hãy phấn đấu cho mục tiêu mỗi học sinh có một ngăn sách, mỗi gia đình có một tủ sách, đúng như Ức Trai đã nói: "Gia hữu cầm thư nhi bối lạc" (Trong nhà có đàn sách thì con cái vui). Đọc sách phải trở thành niềm vui sáng tạo. Tuổi trẻ chúng ta, ai cũng biết học trong sách, dành mỗi ngày một hai giờ đọc sách. |
Lưu ý: Nội dung đáp án Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2024 chỉ mang tính chất tham khảo?
Sáng tác một truyện ngắn để lan tỏa tình yêu sách, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm với gia đình và xã hội, khơi dậy niềm tự hào dân tộc? (Hình từ Internet)
Mục tiêu Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2030 là gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 329/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 hướng dẫn mục tiêu Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2030 như sau:
- Người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, trí thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác.
- Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố.
- Môi trường đọc tiếp tục được cải thiện.
- Hoạt động thư viện, xuất bản có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân (bao gồm cả xuất bản phẩm in và điện tử).
Nguyên tắc sử dụng kinh phí của Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 2030?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 4 Quyết định 329/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, nguyên tắc sử dụng kinh phí của Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 2030 như sau:
- Ngân sách trung ương: Tiếp tục hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ đã được xác định tại Đề án.
- Ngân sách địa phương: Tiếp tục hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ đã được xác định tại Đề án, chú trọng nội dung phát triển cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và các hoạt động khác liên quan phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
- Tiếp tục thực hiện lồng ghép việc sử dụng kinh phí với các chương trình, đề án liên quan khác.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực từ xã hội để tham gia thực hiện Đề án.