Sách giáo khoa văn 9 năm học 2024-2025 là các sách nào?

Sách giáo khoa văn 9 năm học sắp tới gồm các sách nào? Giảng dạy môn ngữ văn lớp 9 nhằm mục tiêu gì?

Sách giáo khoa văn 9 năm học 2024-2025 là các sách nào?

Theo Danh mục sách giáo khoa lớp 9 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 4338/QĐ-BGDĐT năm 2023 được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 421/QĐ-BGDĐT năm 2024 thì sách giáo khoa văn 9 năm học 2024-2025 gồm 3 bộ sách sau:

STT

Tên sách

Tác giả

Tổ chức, cá nhân

1

Ngữ văn 9, Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đặng Lưu (đồng Chủ biên), Dương Tuấn Anh, Lê Trà My, Nguyễn Thị Nương, Nguyễn Thị Hải Phương, Nguyễn Thị Minh Thương.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam


Ngữ văn 9, Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đặng Lưu (đồng Chủ biên), Phan Huy Dũng, Nguyễn Thị Mai Liên, Lê Thị Minh Nguyệt.


2

Ngữ văn 9, Tập 1 Chân trời sáng tạo

Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trần Lê Duy, Dương Thị Hồng Hiếu, Tăng Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Ngọc Thúy, Phan Thu Vân.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam


Ngữ văn 9, Tập 2 Chân trời sáng tạo

Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trần Lê Duy, Phan Mạnh Hùng, Tăng Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Thúy, Phan Thu Vân.


3

Ngữ văn 9, Tập 1 Cánh Diều

Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Đỗ Thu Hà, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Lộc, Vũ Thanh.

Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) (Đơn vị liên kết: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh)


Ngữ văn 9, Tập 2 Cánh Diều

Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Bùi Minh Đức, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Lộc.


Như vậy, danh mục sách giáo khoa văn 9 gồm có 3 bộ, mỗi bộ có 2 quyển.

Sách giáo khoa văn 9 năm học 2024-2025 là các sách nào?

Sách giáo khoa văn 9 năm học 2024-2025 là các sách nào? (Hình từ Internet)

Mục tiêu trong giảng dạy môn ngữ văn lớp 9 là gì?

Căn cứ tại Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu trong giảng dạy môn văn lớp 9 như sau:

- Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.

- Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn.

Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặt thù trong giảng dạy môn văn lớp 9 là gì?

Theo tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì yêu cầu cần đạt về năng lực đặt thù trong giảng dạy môn văn lớp 9 như sau:

- Năng lực ngôn ngữ

Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản; biết đọc văn bản theo kiểu, loại; hiểu được nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản.

Nhận biết và bước đầu biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản; biết so sánh văn bản này với văn bản khác, liên hệ với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân; từ đó có cách nhìn, cách nghĩ và những cảm nhận riêng về cuộc sống, làm giàu đời sống tinh thần.

Viết được các bài văn tự sự, nghị luận và thuyết minh hoàn chỉnh, theo đúng các bước và có kết hợp các phương thức biểu đạt.

Viết văn bản tự sự tập trung vào yêu cầu kể lại một cách sáng tạo những câu chuyện đã đọc; những điều đã chứng kiến, tham gia; những câu chuyện tưởng tượng có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm; văn bản miêu tả với trọng tâm là tả cảnh sinh hoạt (tả hoạt động); văn bản biểu cảm đối với cảnh vật, con người và thể hiện cảm nhận về tác phẩm văn học; biết làm các câu thơ, bài thơ, chủ yếu để nhận biết đặc điểm một số thể thơ quen thuộc;

Viết được văn bản nghị luận về những vấn đề cần thể hiện suy nghĩ và chủ kiến cá nhân, đòi hỏi những thao tác lập luận tương đối đơn giản, bằng chứng dễ tìm kiếm;

Viết được văn bản thuyết minh về những vấn đề gần gũi với đời sống và hiểu biết của học sinh với cấu trúc thông dụng; điền được một số mẫu giấy tờ, soạn được một số văn bản nhật dụng như biên bản ghi nhớ công việc, thư điện tử, văn bản tường trình, quảng cáo và bài phỏng vấn.

Viết đúng quy trình, biết cách tìm tài liệu để đáp ứng yêu cầu viết văn bản; có hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ và biết cách trích dẫn văn bản.

Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách mạch lạc câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ những cảm xúc, thái độ, trải nghiệm, ý tưởng của mình đối với những vấn đề được nói đến; thảo luận ý kiến về vấn đề đã đọc, đã nghe; thuyết minh về một đối tượng hay quy trình; biết cách nói thích hợp với mục đích, đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; biết sử dụng hình ảnh, kí hiệu, biểu đồ,... để trình bày vấn đề một cách hiệu quả.

Nghe hiểu với thái độ phù hợp và tóm tắt được nội dung; nhận biết và bước đầu đánh giá được lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe một cách hiệu quả.

- Năng lực văn học

Nhận biết và phân biệt được các loại văn bản văn học: truyện, thơ, kịch, kí và một số thể loại tiêu biểu cho mỗi loại; phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học; hiểu nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản văn học. Trình bày được cảm nhận, suy nghĩ về tác phẩm văn học và tác động của tác phẩm đối với bản thân; bước đầu tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

Hiểu được thông điệp, tư tưởng, tình cảm và thái độ của tác giả trong văn bản; nhận biết được kịch bản văn học, tiểu thuyết và truyện thơ Nôm, thơ cách luật và thơ tự do, bi kịch và hài kịch; nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, hình tượng văn học; nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học (sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật, điểm nhìn, xung đột, luật thơ, kết cấu, từ ngữ, mạch cảm xúc trữ tình; các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ).

Nhận biết một số nét khái quát về lịch sử văn học Việt Nam; hiểu tác động của văn học với đời sống của bản thân.

Sách giáo khoa
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung quy định về hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa được chỉnh sửa từ 09/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình tổ chức lựa chọn sách giáo khoa hiện nay được tổ chuyên môn thực hiện ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thân của người từng biên soạn sách giáo khoa có được làm thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử dụng trong trường trung học do ai phê duyệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử dụng trong trường tiểu học phải đảm bảo yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa toán 7 chân trời sáng tạo mới nhất được quy định ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tin học 7 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
SGK âm nhạc 9 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sinh học 12 năm học 2024-2025 là các sách nào?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;