Sách giáo khoa tiếng Trung Quốc trong cơ sở giáo dục phổ thông của học sinh lớp 3, lớp 4 ra sao?

Trong cơ sở giáo dục phổ thông của học sinh lớp 3, lớp 4 sử dụng sách giáo khoa tiếng Trung Quốc ra sao? Trường tiểu học sử dụng sách giáo khoa tiếng Trung như thế nào?

Sách giáo khoa tiếng Trung Quốc trong cơ sở giáo dục phổ thông của học sinh lớp 3, lớp 4 ra sao?

Theo Quyết định 4119/QĐ-BGDĐT năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt 44 sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5, sách giáo khoa môn Tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Trong đó, sách giáo khoa tiếng Trung được đưa vào sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông đối với học sinh lớp 3, lớp 4 gồm:

STT

Tên sách

Tác giả

Tổ chức, cá nhân

Đơn vị liên kết

1

Tiếng Trung Quốc 3

Châu Trí Cần (Chủ biên), Quách Huệ Trân.

Công ty TNHH Education Solutions Việt Nam

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

2

Tiếng Trung Quốc 3

Nguyễn Hoàng Anh (Tổng Chủ biên), Nguyễn Phước Lộc (Chủ biên), Trần Thị Kim Loan, Vương Quế Thu, Nguyễn Thị Thanh Thuý.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam


3

Tiếng Trung Quốc 4

Nguyễn Hoàng Anh (Tổng Chủ biên), Nguyễn Phước Lộc (Chủ biên), Châu A Phí, Trần Thị Kim Loan, Vương Quế Thu, Nguyễn Thị Thanh Thuý.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam


>> Danh mục sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5, sách giáo khoa môn Tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 và sách giáo khoa các môn Ngoại ngữ 1 trong cơ sở giáo dục phổ thông: Tải

Sách giáo khoa tiếng Trung Quốc trong cơ sở giáo dục phổ thông của học sinh lớp 3, lớp 4 ra sao?

Sách giáo khoa tiếng Trung Quốc trong cơ sở giáo dục phổ thông của học sinh lớp 3, lớp 4 ra sao? (Hình từ Internet)

Quy trình lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 trong cơ sở giáo dục?

Tại Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định về quy trình lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 trong cơ sở giáo dục như sau:

- Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.

- Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn

+ Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;

+ Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;

+ Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;

+ Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó.

Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.

Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn.

Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai.

Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.

Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;

+ Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.

- Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT; tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.

- Hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT.

- Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông).

Trường tiểu học sử dụng sách giáo khoa tiếng Trung như thế nào?

Căn cứ Điều 18 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định về việc trường tiểu học sử dụng sách giáo khoa tiếng Trung như sau:

Trường tiểu học sử dụng sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn, sử dụng vào quá trình giảng dạy và học tập trong trường tiểu học trên địa bàn; giáo viên, học sinh sử dụng sách giáo khoa vào các hoạt động dạy và học nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; trường tiểu học phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về sách giáo khoa sử dụng tại trường để học sinh và gia đình học sinh biết.

Sách giáo khoa
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Người thân của người từng biên soạn sách giáo khoa có được làm thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử dụng trong trường trung học do ai phê duyệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử dụng trong trường tiểu học phải đảm bảo yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa toán 7 chân trời sáng tạo mới nhất được quy định ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tin học 7 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
SGK âm nhạc 9 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sinh học 12 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử 11 năm học 2024 2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tiếng anh 7 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;