Sách giáo khoa sử 11 năm học 2024 2025 là các sách nào?
Sách giáo khoa sử 11 năm học 2024 2025 là các sách nào?
Theo Quyết định 4607/QĐ-BGDĐT năm 2022 phê duyệt sách giáo khoa lớp 11 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 11 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo Danh mục sách giáo khoa lớp 11 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông thì danh mục sách giáo khoa sử 11 được phê duyệt sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
STT | Tên sách (tên bộ sách) | Tác giả | Tổ chức, cá nhân |
1 | Lịch sử 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Vũ Minh Giang (Tổng chủ biên xuyên suốt), Phạm Hồng Tung (Tổng Chủ biên cấp THPT), Trần Thị Vinh (Chủ biên), Hoàng Hải Hà, Đào Tuấn Thành, Nguyễn Thị Thu Thủy | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Vũ Minh Giang (Tổng Chủ biên xuyên suốt), Phạm Hồng Tung (Tổng Chủ biên cấp THPT), Trần Thị Vinh (Chủ biên), Hoàng Hải Hà, Phan Ngọc Huyền | ||
2 | Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) | Hà Minh Hồng (Chủ biên), Trần Thị Mai, Trần Nam Tiến, Nguyễn Thanh Tiến, Trần Thị Thanh Vân, Nguyễn Tiến Vinh, Nguyễn Kim Tường Vy | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) | Hà Minh Hồng (Chủ biên), Trần Thị Mai, Trần Nam Tiến, Trần Thị Thanh Vân | ||
3 | Lịch sử 11 (Cánh Diều) | Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên), Nguyễn Văn Ninh (Chủ biên), Lê Hiến Chương, Tống Thị Quỳnh Hương, Nguyễn Mạnh Hưởng, Vũ Đức Liêm | Công ty cổ phần đầu tư xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam (Đơn vị liên kết: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm) |
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 (Cánh Diều) | Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên), Nguyễn Văn Ninh (Chủ biên) Nguyễn Thị Thế Bình, Nguyễn Mạnh Hưởng, Vũ Đức Liêm |
Như vậy, danh mục sách giáo khoa sử 11 gồm 3 bộ sách: Lịch sử 11 (Cánh Diều); Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo); Lịch sử 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
Sách giáo khoa sử 11 năm học 2024 2025 là các sách nào? (Hình từ Internet)
Đặc điểm môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông như thế nào?
Căn cứ tại Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì đặc điểm môn học lịch sử trong giáo dục phổ thông như sau:
Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.
Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể.
Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.
Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,...
Chương trình môn Lịch sử hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.
Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù đối chương trình môn Lịch sử?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù đối chương trình môn Lịch sử như sau:
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh. Năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử được trình bày trong bảng sau:
Thành phần năng lực | Biểu hiện |
TÌM HIỂU LỊCH SỬ | - Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập. - Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. |
NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ | - Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử. - Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. |
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC | Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. |
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?