Sách giáo khoa ngữ văn 7 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Sách giáo khoa ngữ văn 7 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Theo Quyết định 441/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 7 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo Danh mục sách giáo khoa lớp 7 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 441/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì danh mục sách giáo khoa ngữ văn 7 năm học 2024-2025 như sau:
TT | Tên sách | Tác giả | Nhà xuất bản |
1 | Ngữ văn 7, tập một (Cánh Diều) | Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Lê Thị Tuyết Hạnh, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Lộc. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
Ngữ văn 7, tập hai (Cánh Diều) | Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Lê Thị Tuyết Hạnh, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Phước Hoàng, Nguyễn Văn Lộc. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh | |
2 | Ngữ văn 7, tập một (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Phan Huy Dũng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (đồng Chủ biên), Nguyễn Thị Mai Liên, Lê Trà My, Lê Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Nương, Nguyễn Thị Hải Phương. | Giáo dục Việt Nam |
Ngữ văn 7, tập hai (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Phan Huy Dũng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (đồng Chủ biên), Dương Tuấn Anh, Nguyễn Linh Chi, Đặng Lưu. | Giáo dục Việt Nam | |
3 | Ngữ văn 7, tập một (Chân trời sáng tạo) | Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng Chủ biên), Trần Lê Duy, Phan Mạnh Hùng, Tăng Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Ngọc Thúy, Phan Thu Vân. | Giáo dục Việt Nam |
Ngữ văn 7, tập hai (Chân trời sáng tạo) | Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trần Lê Duy, Dương Thị Hồng Hiếu, Tăng Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Thúy. | Giáo dục Việt Nam |
Như vậy, sách giáo khoa ngữ văn 7 năm học 2024-2025 gồm có 3 bộ sách, mỗi bộ có 2 sách. Tổng cộng có 6 sách giáo khoa.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 Luật Giáo dục 2019 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sách giáo khoa ngữ văn 7 năm học 2024-2025 là các sách nào? (Hình từ Internet)
Đặc điểm môn học Ngữ văn trong Chương trình giáo dục phổ thông ra sao?
Căn cứ tại Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì đặc điểm của môn Ngữ văn trong Chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,…
Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe.
Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.
Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập.
Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Thời lượng Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn lớp 7 có bao nhiêu tiết?
Theo tiểu mục 2 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp 5 | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
420 | 350 | 245 | 245 | 245 | 140 | 140 | 140 | 140 | 105 | 105 | 105 |
Như vậy, thời lượng Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn lớp 7 có 140 tiết.
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?