Rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn 2020-2024?

Có phải Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có kế hoạch rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn 2020-2024?

Rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn 2020-2024?

Ngày 30/7/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2012/QĐ-BGDĐT năm 2024 về Kế hoạch rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn 2020-2024.

Mục đích rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn 2020-2024 là nhằm:

- Rà soát, đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo trong quá trình thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn 2020 - 2024 và các chính sách pháp luật liên quan để đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục;

- Nghiên cứu các nhiệm vụ, quy định mới trong các văn bản của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ có liên quan đến lĩnh vực giáo dục để đề xuất các nội dung cần thể chế hóa trong Luật Giáo dục;

- Nghiên cứu thực tiễn phát triển giáo dục trong khu vực và thế giới, ảnh hưởng của sự phát triển khoa học công nghệ tới đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai để đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Giáo dục.

Ngoài ra theo tiểu mục 2 Mục 1 Kế hoạch rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn 2020-2024 ban hành kèm theo Quyết định 2012/QĐ-BGDĐT năm 2024 yêu cầu rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn 2020-2024 như sau:

- Rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn 2020 - 2024 phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan, thực chất và toàn diện; bảo đảm đúng nội dung, mục đích, tiến độ đề ra, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế;

- Chú trọng phân tích những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có) và đề xuất giải pháp cụ thể;

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực giáo dục.

Luật Giáo dục mới nhất 2024 là Luật nào?

Ngày 14/6/2019, Quốc hội ban hành Luật Giáo dục 2019, Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 đến nay vẫn chưa có văn bản nào thay thế. Cho nên, Luật Giáo dục mới nhất 2024 là Luật Giáo dục 2019.

Luật Giáo dục 2019 có tổng cộng 9 Chương và 115 Điều. Mục tiêu giáo dục được quy định tại Điều 2 Luật Giáo dục 2019 như sau:

- Phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;

- Phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn 2020-2024?

Rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn 2020-2024? (Hình từ Internet)

Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông theo Luật Giáo dục 2019 là gì?

Căn cứ Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông bao gồm:

- Trang bị kiến thức công dân;

- Bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp;

- Bảo đảm cho học sinh có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Luật Giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn 2020-2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Giáo dục hiện nay là luật nào? Các văn bản nào hướng dẫn Luật Giáo dục hiện nay?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;