Quốc kỳ của tất cả các quốc gia trên thế giới? Học sinh lớp mấy phải nhận biết được kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới?

Tìm hiểu Quốc kỳ của tất cả các quốc gia trên thế giới như thế nào? Học sinh lớp mấy phải nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới?

Quốc kỳ của tất cả các quốc gia trên thế giới?

Tính đến thời điểm hiện tại, có tấ cả 204 quốc gia trên thế giới, các quốc gia trên thế giới được chia thành 5 nhóm khác nhau bao gồm:

Nhóm 1: 193 quốc gia được công nhận và là thành viên của Liên Hợp Quốc.

Nhóm 2: 02 quốc gia là Palestine và Vatican đang trong quá trình quan sát của Liên Hợp Quốc. (Được công nhận vào 2015)

Nhóm 3: 02 vùng lãnh thổ được đông đảo quốc gia công nhận là Kosova (thành viên thứ 111/193) và Đài Loan (thành viên thứ 19/193).

Nhóm 4: Một số quốc gia được các nước trên thế giới công nhận nhưng không độc lập về chính quyền như Tây Sahara.

Nhóm 5: 06 quốc gia và các vùng lãnh thổ được tuyên bố độc lập nhưng không được thế giới công nhận như Abkhazia, Bắc Síp, Nagorno - Karabakh, Tránnistria và Somaliland.

Quốc kỳ của tất cả các quốc gia trên thế giới như sau:

Lưu ý: Nội dung Quốc kỳ của tất cả các quốc gia trên thế giới chỉ mang tính chất tham khảo!

Quốc kỳ của tất cả các quốc gia trên thế giới? Học sinh lớp mấy phải nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới?

Quốc kỳ của tất cả các quốc gia trên thế giới? Học sinh lớp mấy phải nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới? (Hình từ Internet)

Học sinh lớp mấy phải nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới?

Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định yêu cầu cần đạt trong nội dung bản đồ: phương tiện thể hiện bề mặt trái đất thuộc chương trình lớp 6 như sau:

- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu; ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.

- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.

- Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.

- Biết xác định hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.

- Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Biết tìm đường đi trên bản đồ.

- Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh.

Như vậy, học sinh lớp 6 cần phải nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.

Hướng dẫn thể hiện mức độ đáp ứng các yêu cầu cần đạt môn Lịch sử và Địa lí THCS?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu trong bảng liệt kê hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh như sau:

Mức độ

Động từ mô tả mức độ

Biết

- Kể tên được (các loại khoáng sản); nêu được (một số chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc; hệ quả của cải cách tôn giáo); phát biểu được định nghĩa (một thuật ngữ, khái niệm); liệt kê được (sự kiện, sự vật, nhân vật); ghi lại/kể lại được; đưa ra được dẫn chứng; lấy ví dụ chứng minh,...

- Xác định được (vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời; một/một số đối tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ); đặt đúng vị trí (đối tượng trên bản đồ, sơ đồ); điền (vào chỗ trống, ô trống các từ ngữ phù hợp); nối (các đường còn thiếu trong sơ đồ); nối cặp (các từ có quan hệ logic nào đó),...

- Tìm kiếm thông tin (bài viết, hình ảnh bằng công cụ tìm kiếm, sử dụng từ khoá); tìm kiếm (đối tượng, đường đi trên bản đồ),...

Hiểu

- Trình bày được (cấu tạo bên trong Trái Đất; sự phân bố đối tượng địa lí); nêu/trình bày được (đặc điểm phân bố các trung tâm công nghiệp chính; những sự kiện chủ yếu); đọc bản đồ, mô tả được (thiên nhiên dọc theo một lát cắt trên bản đồ; các đối tượng địa lí gặp trên một tuyến du khảo bằng đường bộ); vẽ biểu đồ đơn giản (không cần xử lí số liệu); lập được (sơ đồ tiến trình lịch sử, sơ đồ diễn biến chính của cuộc chiến đấu); mô tả được (đời sống vật chất và tinh thần); sử dụng lược đồ (giới thiệu hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí); giới thiệu được (những biến đổi quan trọng về xã hội),...

- Phân tích được tác động, mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả (giữa các thành phần/quá trình địa lí tự nhiên; giữa các quá trình kinh tế - xã hội; của tự nhiên lên sản xuất xã hội; của con người lên tự nhiên); phân tích được nguyên nhân thành công hay thất bại (của một biến cố lịch sử, một phong trào); trình bày được (mối quan hệ giữa đô thị và các nền văn minh cổ đại),...

- Phân biệt được (các dạng địa hình; phương thức khai thác tự nhiên); so sánh được (đặc điểm khí hậu của hai địa điểm; phân bố dân cư của hai vùng); xếp thứ tự từ cao xuống thấp (mật độ dân số của các tỉnh, thành phố; giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh/thành phố); nhận định; phân nhóm/lựa chọn được các đối tượng (theo một bộ tiêu chí và chỉ tiêu nào đó; ví dụ lựa chọn các tỉnh có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, lập luận tại sao lại chọn như vậy); đánh giá được (ý nghĩa và tác động của sự kiện),...

Vận dụng

- Xác định được (phương hướng ngoài thực địa, giờ địa phương); tìm hiểu (thông qua tài liệu và tham quan) về một vấn đề, một chủ đề lịch sử và địa lí; liên hệ (thực tế địa phương); đặt câu hỏi (về một vấn đề); khám phá,...

- Trình bày được (một số biện pháp phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ở một vùng cụ thể); vận dụng được (điều đã học) vào trường hợp cụ thể, hoàn cảnh cụ thể; đề xuất được (giải pháp); đưa ra được (khuyến nghị).

- Xây dựng/vẽ được (lược đồ trí nhớ để tổng kết nội dung bài học, biểu đồ thích hợp); sơ đồ hoá (một hiện tượng, quá trình, mối quan hệ nhân quả); xây dựng được hồ sơ tư liệu (về một vấn đề); đọc Atlat (khai thác thông tin từ các trang bản đồ khác nhau) để trình bày được (một vấn đề về sự phát triển và phân bố một ngành kinh tế, về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của một lãnh thổ); viết được một báo cáo ngắn (trên cơ sở thu thập và phân tích, tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau); thuyết trình được về một vấn đề bằng PowerPoint (là kết quả làm việc cá nhân hay làm việc nhóm); tranh luận (về một vấn đề); lên kế hoạch (một chuyến tham quan học tập trong ngày dưới sự chỉ dẫn của giáo viên); thiết kế được (một áp phích về bảo vệ môi trường),...

Môn Lịch sử và Địa lí lớp 6
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tầng khí quyển là gì? Hiểu được tầng khí quyển là nội dung cần đạt trong chương trình lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ địa phương là gì? Giờ địa phương sẽ học trong chương trình môn Lịch sử Địa lí lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Vì sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất? Học sinh sẽ được học về hiện tượng này ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời có ý nghĩa gì? Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời được học ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh tuyến là gì? Kinh tuyến được học trong môn Lịch sử và Địa lí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch sử là gì và môn Lịch sử là gì? Vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử?
Hỏi đáp Pháp luật
Tọa độ địa lí là gì? Tọa độ địa lí sẽ có trong nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường xích đạo là gì? Được xác định trong môn Lịch sử và Địa lí lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6? Theo quy định thì học sinh lớp 6 có còn là trẻ em không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng vào năm nào? Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử trung học cơ sở như thế nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 339
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;