Phương pháp giáo dục mầm non là như thế nào? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì?
Phương pháp giáo dục mầm non là như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 24 Luật Giáo dục 2019 có quy định về yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non như sau:
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
...
2. Phương pháp giáo dục mầm non được quy định như sau:
a) Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;
b) Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.
Đồng thời tại, Mục 2 phần C Chương trình giáo dục mầm non, được ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT, (một số nội dung này được sửa đổi bởi Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT và được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT) như sau:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
...
C. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
II. YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON
1. Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm lý, sinh lý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.
2. Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.
Đối chiếu quy định trên thì phương pháp giáo dục mầm non sẽ là như sau:
*Giáo dục nhà trẻ:
Phương pháp:
- Giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó với trẻ.
- Lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc điểm cá nhân của trẻ.
- Tạo môi trường an toàn, thoải mái và kích thích sự phát triển của trẻ.
- Tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình.
- Từ đó giúp đạt các mục tiêu: Tạo điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động, vui chơi, phát triển các giác quan, cảm xúc và chức năng tâm sinh lý.
*Giáo dục mẫu giáo:
Phương pháp:
- Áp dụng phương châm "chơi mà học, học bằng chơi".
- Tạo môi trường giáo dục đa dạng, kích thích trẻ khám phá và sáng tạo.
- Kết hợp hài hòa giáo dục cá nhân và giáo dục nhóm.
- Tổ chức các hoạt động phù hợp với độ tuổi, khả năng và sở thích của trẻ.
Mục tiêu: Tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh, phát triển tư duy, sáng tạo và kỹ năng xã hội.
Như vậy, phương pháp giáo dục mầm non sẽ là những phương pháp cụ thể phù hợp theo giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo.
>>>Xem thêm: Vận động chi phí vệ sinh trường lớp ở trường mầm non sao để không bị phạt?
>>>Xem thêm: Nhà trẻ tư thục có tư cách pháp nhân và con dấu riêng hay không?
>>>Xem thêm: Lương giáo viên mầm non công lập mới nhất 2024
>>>Xem thêm: Lớp nhà trẻ dành cho trẻ mấy tuổi?
Phương pháp giáo dục mầm non là như thế nào? Nội dung giáo dục mầm non bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì?
Tại khoản 1 Điều 24 Luật Giáo dục 2019 có quy định về yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non như sau:
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.
...
Bên cạnh đó, tại Mục 1 Phần C Chương trình giáo dục mầm non, được ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT, (một số nội dung này được sửa đổi bởi Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT và được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT) như sau:
C. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
I. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC MẦM NON
1. Bảo đảm tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; bảo đảm tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.
2. Phù hợp với sự phát triển tâm lý, sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
...
Như vậy, đối chiếu những quy định trên thì nội dung giáo dục mầm non sẽ phải đảm bảo:
(1) Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em.
(2) Hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.
(3) Phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ.
(4) Tôn trọng sự khác biệt của trẻ.
(5) Phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.
Hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Giáo dục 2019, thì hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
(1) Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;
(2) Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;
(3) Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?