Phương pháp đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ là gì?
Phương pháp đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ là gì?
Nội dung và phương pháp đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ theo Điều 5 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT như sau:
Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học viên đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học theo Chương trình xóa mù chữ.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học viên thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi theo quy định Chương trình xóa mù chữ.
2. Phương pháp đánh giá
a) Đánh giá bằng nhận xét
- Giáo viên quan sát học viên trong quá trình giảng dạy trên lớp và ghi chép lại các biểu hiện của học viên để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học viên;
- Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học viên, từ đó đánh giá học viên theo từng nội dung đánh giá có liên quan;
- Giáo viên trao đổi với học viên thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời;
- Giáo viên nhận xét qua việc học viên dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét bản thân và tham gia nhận xét học viên khác, nhóm học viên về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập.
b) Đánh giá bằng điểm số: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của Chương trình xóa mù chữ, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Theo đó, có 02 phương pháp đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ như sau:
- Đánh giá bằng nhận xét
- Đánh giá bằng điểm số
Đánh giá thường xuyên đối với học viên Chương trình xóa mù chữ như thế nào?
Đánh giá thường xuyên học viên Chương trình xóa mù chữ theo Điều 6 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT như sau:
- Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học:
+ Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học viên biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học viên khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.
+ Học viên tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của học viên khác, nhóm học viên trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học tập và rèn luyện tốt hơn.
+ Đối với các chuyên đề học tập của môn học thực hiện ở kì học thứ 5 của Chương trình xóa mù chữ, mỗi học viên được đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 (một) lần đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học.
Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 (một) lần đánh giá thường xuyên của môn học đó để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập các môn học.
- Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực:
+ Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học viên; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình xóa mù chữ để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
+ Học viên được tự nhận xét và được tham gia nhận xét học viên khác, nhóm học viên về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân.
Đánh giá định kì đối với học viên Chương trình xóa mù chữ như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kì đối với học viên Chương trình xóa mù chữ như sau:
* Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học:
- Bài kiểm tra định kì
+ Trong mỗi kì học, mỗi môn học có 04 (bốn) bài kiểm tra định kỳ tại các thời điểm phù hợp với tiến độ thực hiện chương trình, trong đó có 03 (ba) bài kiểm tra trong kỳ học và 01 (một) bài kiểm tra cuối kì học. Điểm kiểm tra cuối kì học được tính hệ số 2, các điểm kiểm tra trong kỳ học được tính hệ số 1;
+ Đề kiểm tra của mỗi môn học được xây dựng dựa trên yêu cầu cần đạt của mỗi môn học được quy định trong Chương trình xóa mù chữ. Không thực hiện đánh giá định kỳ đối với cụm chuyên đề học tập;
+ Đối với môn Tiếng Việt và môn Toán thời gian làm bài kiểm tra định kì là 70 phút. Đối với các môn học còn lại thời gian làm bài kiểm tra định kỳ là 35 phút;
+ Bài kiểm tra được cho điểm theo thang điểm 10. Điểm kiểm tra là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số;
+ Học viên thiếu bài kiểm tra định kì thì được kiểm tra bù. Việc kiểm tra bù được thực hiện theo từng kỳ học. Trường hợp học viên không tham gia kiểm tra bù thì được nhận 0 (không) điểm đối với bài kiểm tra đó.
- Vào cuối các kì học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học để đánh giá học viên đối với từng môn học theo các mức sau:
+ Hoàn thành tốt: Thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học;
+ Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học;
+ Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học.
* Đánh giá định kì về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực:
Vào cuối các kì học, giáo viên thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học viên, đánh giá theo các mức sau:
- Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;
- Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ nhưng chưa thường xuyên;
- Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?