Phù hiệu học sinh dán bên nào? Quy định cụ thể ở đâu?
Phù hiệu học sinh dán bên nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT có quy định về phù hiệu học sinh như sau:
Tiêu chuẩn đồng phục
1. Đồng phục mùa hè bao gồm:
a) áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống.
b) Giày hoặc dép có quai hậu.
c) Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học).
Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối.
Nếu chọn bộ áo dài làm đồng phục thì chỉ thực hiện đối với nữ sinh trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học.
2. Đồng phục mùa đông bao gồm:
a) áo khoác.
b) Quần âu hoặc váy như đồng phục mùa hè (đối với nữ).
c) Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cơ sở giáo dục đại học)
3. Ngoài những ngày quy định mặc đồng phục, các ngày còn lại khi đến trường học sinh, sinh viên phải mặc gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo tính nghiêm túc.
Như vậy, có thể thấy rằng phù hiệu học sinh của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cơ sở giáo dục đại học).
*Lưu ý khi dán phù hiệu học sinh:
Vị trí cố định: Phù hiệu học sinh cần được dán ở vị trí cố định, không bị xô lệch khi vận động.
Sạch sẽ: Vị trí dán phải sạch sẽ, không có bụi bẩn để đảm bảo phù hiệu học sinh được dính chắc.
Đúng quy định: Phải tuân thủ đúng quy định của nhà trường về kích thước, mẫu mã và vị trí dán phù hiệu học sinh.
Phù hiệu học sinh dán bên nào? Quy định cụ thể ở đâu? (Hình từ Internet)
Quy định về nguyên tắc khi học sinh mặc đồng phục như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định như sau:
- Nguyên tắc mặc đồng phục
+ Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.
+ Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác.
+ Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
- Nguyên tắc mặc lễ phục
+ Bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo.
+ Đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp.
+ Đảm bảo phân biệt người tốt nghiệp các trình độ được đào tạo: trung cấp, đại học.
+ Đảm bảo tính khoa học, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Trường hợp được các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ kinh phí thì đồng phục, lễ phục phải đảm bảo quy định tại văn bản này, không được lạm dụng việc tài trợ để quảng cáo.
- Khuyến khích học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số sử dụng trang phục dân tộc mình trong ngày lễ, ngày tết, ngày hội và trong những ngày nhà trường không quy định mặc đồng phục.
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông đối với đồng phục của học sinh ra sao?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông
1. Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được cha mẹ học sinh đồng thuận về chủ trương, Hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần.
2. Trường hợp cần có sự thay đổi kiểu dáng, màu sắc đồng phục phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
3. Phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường.
Đối chiếu quy định trên thì đồng phục học sinh vào mùa hè thì học sinh sẽ mặc như sau:
- áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống.
- Giày hoặc dép có quai hậu.
- Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học).
Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối.
Đồng thời, đồng phục học sinh còn tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được cha mẹ học sinh đồng thuận về chủ trương, Hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần.
*Lưu ý: Phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT và các quy định khác của nhà trường.
Trường hợp cần có sự thay đổi kiểu dáng, màu sắc đồng phục phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?