02:20 | 24/07/2024

Phụ cấp chức vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng từ 01/7/2024?

Theo quy định hiệu trưởng, phó hiệu trưởng sẽ được nhận mức phụ cấp chức vụ là bao nhiêu?

Phụ cấp chức vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng từ 01/7/2024?

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ tăng mức lương cơ sở từ 1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng từ ngày 01/7/2024.

Theo đó, khi lương cơ sở tăng thì phụ cấp chức vụ cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường cũng tăng theo.

Phụ cấp chức vụ cho cán bộ quản lý trường học bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn được quy định tại Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT.

*đồng/tháng

Cơ sở giáo dục

Chức vụ lãnh đạo

Hệ số phụ cấp

Mức hưởng từ 01/7/2024

Trường trung học phổ thông

- Hiệu trưởng:



+ Trường hạng 1


0,70

1,638,000

+ Trường hạng 2


0,60

1,404,000

+ Trường hạng 3


0,45

1,053,000


- Phó hiệu trưởng:



+ Trường hạng 1


0,55

1,287,000

+ Trường hạng 2


0,45

1,053,000

+ Trường hạng 3


0,35

819,000

Trường trung học cơ sở

- Hiệu trưởng:



+ Trường hạng 1


0,55

1,287,000

+ Trường hạng 2


0,45

1,053,000

+ Trường hạng 3


0,35

819,000


- Phó hiệu trưởng:



+ Trường hạng 1


0,45

1,053,000

+ Trường hạng 2


0,35

819,000

+ Trường hạng 3


0,25

585,000

Trường tiểu học

- Hiệu trưởng:



+ Trường hạng 1


0,50

1,170,000

+ Trường hạng 2


0,40

936,000

+ Trường hạng 3


0,30

702,000


- Phó hiệu trưởng:



+ Trường hạng 1


0,40

936,000

+ Trường hạng 2


0,30

702,000

+ Trường hạng 3


0,25

585,000

Trường mầm non

- Hiệu trưởng:



+ Trường hạng 1


0,50

1,170,000

+ Trường hạng 2


0,35

819,000


- Phó hiệu trưởng:



+ Trường hạng 1


0,35

819,000

+ Trường hạng 2


0,25

585,000

Phụ cấp chức vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng từ 01/7/2024?

Phụ cấp chức vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng từ 01/7/2024? (Hình từ Internet)

Mức lương cơ sở để tính tiền lương cho giáo viên hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở để tính tiền lương cho giáo viên như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương: Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
4. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Theo đó, mức lương cơ sở dùng để tính mức lương cho giáo viên hiện nay là 2.340.000 đồng. Trong đó, mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP;

- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Nhiệm vụ, công việc của hiệu trưởng trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT?

Căn cứ theo quy định Mục 2 Phụ lục 3 Bảng mô tả vị trí việc làm hiệu trưởng ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định các nhiệm vụ, công việc của hiệu trưởng trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập như sau:

- Tổ chức, quản lý các hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông:

+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với cấp tiểu học, trung học cơ sở); tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp, ký kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đối với giáo viên; tổ chức các bước giới thiệu nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng.

+ Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục.

+ Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông; sách giáo khoa, nội dung giáo dục của địa phương. Thực hiện quản lý, sử dụng và lựa chọn các xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong nhà trường.

+ Quản lý, tiếp nhận học sinh, cho phép học sinh chuyển trường; quyết định kỉ luật, khen thưởng học sinh; phê duyệt kết quả đánh giá học sinh, danh sách học sinh lên lớp, lưu ban; tổ chức kiểm tra công nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.

+ Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

+ Quản lý hành chính; quản lý và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường theo quy định; thực hiện xã hội hoá giáo dục.

+ Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng xã hội.

- Thực hiện các chế độ, chính sách cho giáo viên, nhân viên và người lao động:

+ Thực hiện các quy định về chi trả tiền lương, phụ cấp cho giáo viên, nhân viên và người lao động.

+ Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên, người lao động; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên, và nhân viên và người lao động tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục.

+ Đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viên, người lao động theo quy định.

- Tham gia hoạt động dạy học, giáo dục

+ Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn.

+ Tham gia giảng dạy theo quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng.

- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý:

Tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý.

Phụ cấp chức vụ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phụ cấp chức vụ tổ phó tổ chuyên môn năm học 2024 2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên là tổ trưởng tổ chuyên môn có còn được nhận phụ cấp chức vụ năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ cấp chức vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng từ 01/7/2024?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;