Phi công quân sự là gì? Học đại học ngành gì để thành phi công quân sự?
Phi công quân sự là gì? Học đại học ngành gì để thành phi công quân sự?
Phi công quân đội là một ngành đặc thù của lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam có điều kiện và tiêu chuẩn riêng.
Để trở thành phi công quân sự, bạn sẽ học đại học quân sự hoặc cao đẳng quân sự của Trường Sĩ quan Không quân (chuyên ngành phi công quân sự).
Năm 2024, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo đại học quân sự và cao đẳng quân sự của Trường Sĩ quan Không quân là 185, tuyển sinh thí sinh nam trong cả nước.
Hơn nữa vì phi công quân sự là một ngành riêng đặc thù và đặc biệt cho nên sẽ không gọi là học đại học ngành gì được vì khắc hẳn hoàn toàn so với phi công lái máy bay thương mại thông thường.
Hiện tại Quân chủng Phòng không - Không quân: Tại Việt Nam, đào tạo phi công quân sự do Quân chủng Phòng không - Không quân phụ trách.
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.
Phi công quân sự là gì? Học đại học ngành gì để thành phi công quân sự? (Hình từ Internet)
Phân cấp kỹ thuật phi công quân sự theo quy định hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 120/2020/TT-BQP quy định như sau:
Phân cấp kỹ thuật phi công quân sự
1. Phân cấp kỹ thuật phi công (lái chính, lái phụ):
a) Phi công (lái chính, lái phụ) quân sự cấp 3;
b) Phi công (lái chính, lái phụ) quân sự cấp 2;
c) Phi công (lái chính, lái phụ) quân sự cấp 1.
2. Phân cấp kỹ thuật phi công kiêm dẫn đường:
a) Phi công kiêm dẫn đường quân sự cấp 3;
b) Phi công kiêm dẫn đường quân sự cấp 2;
c) Phi công kiêm dẫn đường quân sự cấp 1.
3. Phân cấp kỹ thuật phi công giảng viên bay:
a) Phi công giảng viên bay quân sự cấp 3;
b) Phi công giảng viên bay quân sự cấp 2;
c) Phi công giảng viên bay quân sự cấp 1.
Như vậy, phi công quân sự hiện nay sẽ được chia thành 03 cấp (kể cả lái chính và lái phụ). Phân cấp kỹ thuật phi công quân sự sẽ bao gồm:
- Phân cấp kỹ thuật phi công (lái chính, lái phụ);
(từ cấp 1 đến cấp 3)
- Phân cấp kỹ thuật phi công kiêm dẫn đường;
(từ cấp 1 đến cấp 3)
- Phân cấp kỹ thuật phi công giảng viên bay.
(từ cấp 1 đến cấp 3)
Phi công quân sự lái máy bay phản lực cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 120/2020/TT-BQP, quy định về tiêu chuẩn để được trở thành phi công quân sự cấp 3 gồm có như sau:
* Tiêu chuẩn phi công quân sự cấp 1 máy bay phản lực
- Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:
+ Là phi công quân sự máy bay phản lực cấp 2;
+ Đã được sát hạch, phê chuẩn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư này trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn, ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa), đêm khí tượng giản đơn và đêm khí tượng phức tạp (hoặc bay đêm trên biển).
- Tiêu chuẩn về giờ bay:
+ Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 750 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 850 giờ;
+ Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công chuyển loại ≥ 120 giờ.
* Tiêu chuẩn phi công quân sự cấp 2 máy bay phản lực
- Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:
+ Là phi công quân sự máy bay phản lực cấp 3;
+ Đã được sát hạch, phê chuẩn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư này trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn, ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa) và đêm khí tượng giản đơn.
- Tiêu chuẩn về giờ bay:
+ Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 550 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 650 giờ;
+ Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công chuyển loại ≥ 80 giờ.
* Tiêu chuẩn phi công quân sự cấp 3 máy bay phản lực
- Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:
+ Là phi công quân sự máy bay phản lực không cấp;
+ Đã được sát hạch, phê chuẩn bay các khoa mục kỹ thuật lái, dẫn đường, ứng dụng chiến đấu phù hợp với tính năng của máy bay theo giáo trình huấn luyện chiến đấu và Điều lệ bay do cấp có thẩm quyền ban hành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn và ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa).
- Tiêu chuẩn về giờ bay:
+ Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 400 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 450 giờ;
+ Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công chuyển loại ≥ 50 giờ.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì tùy thuộc vào phi công quân sự lái máy bay phản lực cấp 1-2 hay 3 thì sẽ có điều kiện tiêu chuẩn riêng biệt.
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?
- 8+ viết 3-5 câu kể lại việc em và các bạn chăm sóc cây lớp 2? Trách nhiệm của học sinh đối với môi trường như thế nào?
- Top 50+ mẫu lời chúc Tết 2025 dành cho mọi đối tượng? Sau khi nghỉ Tết phải hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày bao nhiêu?
- 3+ đoạn văn về tinh thần lạc quan? Học sinh lớp 12 có những nhiệm vụ gì khi tham gia môi trường giáo dục?
- Nội dung họp phụ huynh cuối học kì 1 THCS? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THCS là gì?