Pháp luật quy định mã ngành nghề kinh doanh dạy thêm học thêm như thế nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dạy thêm học thêm được pháp luật quy định là bao nhiêu? Những trường hợp nào không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29?

Pháp luật quy định mã ngành nghề kinh doanh dạy thêm học thêm như thế nào?

Theo Phụ lục 1 và 2 Quyết định 27/2018/QĐ-TTg các hoạt động kinh doanh dạy thêm học thêm được phân vào mã ngành nghề kinh doanh 8559, cụ thể:

8559 - 85590: Giáo dục khác chưa được phân vào đâu

Nhóm này bao gồm các hoạt động giáo dục và đào tạo đặc biệt, chủ yếu dành cho người trưởng thành và không thể so sánh với các hình thức giáo dục phổ thông (nhóm 852), giáo dục nghề nghiệp (nhóm 853) hoặc giáo dục đại học (nhóm 854). Các hoạt động giảng dạy này có thể được thực hiện trong nhiều môi trường khác nhau như tổ chức giáo dục, tại nơi làm việc, tại nhà, qua các phương tiện như thư, tivi, internet, hoặc trong các lớp học. Tuy nhiên, các hoạt động này không dẫn đến cấp bằng tốt nghiệp trung học hoặc đại học.

Cụ thể, mã ngành này bao gồm các dịch vụ:

Giáo dục không xác định theo cấp độ tại các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng.

Dịch vụ dạy kèm (gia sư).

Giáo dục dự bị.

Các trung tâm dạy học cho học sinh yếu kém.

Các khóa dạy về phê bình, đánh giá chuyên môn.

Dạy ngoại ngữ và kỹ năng đàm thoại.

Dạy đọc nhanh.

Dạy tôn giáo.

Các trường do các tổ chức Đảng, đoàn thể tổ chức.

Ngoài ra, nhóm này cũng bao gồm các hoạt động:

Dạy lái xe cho người không hành nghề lái xe.

Dạy bay.

Đào tạo tự vệ.

Đào tạo kỹ năng sống.

Đào tạo kỹ năng nói trước công chúng.

Dạy máy tính.

Loại trừ:

Các chương trình dạy biết đọc, biết viết cho người trưởng thành được phân vào nhóm 85210 (Giáo dục tiểu học).

Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông được phân vào nhóm 85220-85230 (Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông).

Các trường dạy lái xe cho người làm nghề lái xe được phân vào nhóm 853 (Giáo dục nghề nghiệp).

Giáo dục cao đẳng được phân vào nhóm 853 (Giáo dục nghề nghiệp), đại học và sau đại học vào nhóm 854 (Giáo dục đại học).

Mã ngành nghề kinh doanh dạy thêm học thêm được pháp luật quy định là bao nhiêu?

Pháp luật quy định mã ngành nghề kinh doanh dạy thêm học thêm như thế nào? (Hình từ Internet)

Những trường hợp nào không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm
1. Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.
2. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
3. Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Như vậy, những trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT là những trường hợp sau đây:

(1) Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.

(2) Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

(3) Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Nguyên tắc dạy thêm học thêm ra sao?

Cụ thể tại Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc dạy thêm, học thêm bao gồm:

- Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.

- Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.

- Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.

- Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khỏe của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý dạy thêm như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý dạy thêm như sau:

[1] Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tại địa phương.

[2] Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm của địa phương, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lí giáo dục và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;

- Việc quản lý và sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm;

- Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

[3] Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lý; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Dạy thêm học thêm
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ kinh doanh dạy thêm có quyền thuê giáo viên giảng dạy không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Quyết định 448 2025 về Thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức thành lập Đoàn kiểm tra thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm của cơ sở trung tâm khi dạy thêm cho học sinh? Điều kiện thành lập cơ sở trung tâm dạy thêm cho học sinh là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên dạy thêm không đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp luật quy định mã ngành nghề kinh doanh dạy thêm học thêm như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Công văn 674 hướng dẫn việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Những loại giấy tờ nào cần có trong bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy thêm học thêm theo mô hình công ty?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo của giáo viên đang dạy học tại cơ sở giáo dục tham gia dạy thêm ngoài nhà trường theo Thông tư 29 là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy thêm ngoài nhà trường theo Thông Tư 29 bao gồm những gì?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 82

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;