Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến? 04 mức đánh giá kết quả rèn luyện học kì của học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT?
Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến?
Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là một bức chân dung sống động về những con người trẻ tuổi, hào hùng và lãng mạn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Dưới đây là mẫu phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến mà học sinh có thể tham khảo.
Trong thời kì chiến tranh, văn học luôn ca ngợi người lính với những phẩm chất anh hùng. Người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng cũng vậy. Họ mang vẻ đẹp của sự kiên cường, anh dũng, vui tươi lạc quan cùng quan niệm về lẽ sống cao đẹp. Nhưng đặc biệt hơn, hình tượng người lính Tây Tiến mang nét hào hoa, lãng mạn và có đầy bi tráng. Binh đoàn Tây Tiến được thành lập vào năm 1947, thường hoạt động ở khu vực Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và một phần nước bạn Lào (Sầm Nưa). Nhiệm vụ của họ là đánh tiêu hao lực lượng địch, tuyên truyền vận động nhân dân kháng chiến. Ngoài ra, binh đoàn Tây Tiến còn phối hợp với bộ đội Lào, tạo ra liên minh cùng bảo vệ biên giới phía Bắc. Đa số họ đều là những chàng trai Hà Nội còn đang ở độ tuổi học sinh, sinh viên. Họ ra đi mang theo giấc mộng bảo vệ Tổ quốc. Nhà thơ Quang Dũng cũng vậy. Ông là đại đội trưởng một tiểu đoàn trong trung đoàn Tây Tiến. Sau khoảng một năm gắn bó, ông phải chuyển sang đơn vị khác công tác. Với nỗi nhớ Tây Tiến luôn thường trực trong lòng tác giả, ông đã sáng tác ra bài thơ này. Vẻ đẹp của người lính trước tiên được thể hiện trên con đường hành quân. Hoạt động trong khu vực rừng núi hiểm trở, người lính Tây Tiến phải đối mặt với rất nhiều gian nan, thử thách. Con đường hành quân của họ trắc trở, gập ghềnh: "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống … Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người" Quang Dũng đã sử dụng rất nhiều từ ngữ tạo hình để người đọc thấy được sự chênh vênh, hiểm trở của núi rừng. Ẩn sâu trong đó còn có rất nhiều điều lạ lùng, những con thú hung dữ luôn chực chờ đánh úp người lính. Con đường hành quân không chỉ khó đi mà còn ẩn chứa rất nhiều hiểm nguy, bòn rút đoàn binh cả về thể chất lẫn cả tinh thần. Thế nhưng họ vẫn luôn lạc quan, kiên cường, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Con đường hành quân gian nan, vất vả ấy đã cướp đi sinh mạng của biết bao chàng trai trẻ: "Anh bạn dãi dầu không bước nữa/Gục lên súng mũ bỏ quên đời". Không hề nặng nề, bi lụy, tác giả miêu tả cái chết giống như một giấc ngủ dài để người lính nghỉ ngơi sau khi đã trải qua quá nhiều "dãi dầu" nắng mưa, vất vả. Sự hi sinh nhẹ tựa lông hồng này làm người đọc cảm nhận được thái độ bình tĩnh, coi thường cái chết, lạc quan, anh dũng của người lính Tây Tiến. Dù cho có vất vả, khó khăn hơn nữa, họ vẫn cố gắng vững bước tiến lên, bảo vệ cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Sau những giờ hành quân mệt mỏi, người lính cũng có những giây phút nghỉ ngơi. Họ hòa nhịp vào cuộc sống đời thường, cùng tham gia đêm liên hoan lửa trại. Họ ngạc nhiên, vui mừng khi ngắm nhìn nét xinh đẹp của những cô thôn nữ trong tiếng khèn vui tươi rộn rã. Trong thời khắc đó, họ như được quay trở về làm chính mình, là những cậu thanh niên trẻ trung, vui tươi, cùng nhảy múa, ca hát với người dân. Trong những ngày tháng ở nơi rừng núi, những người lính phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu thốn về vật chất. Nhất là cơn sốt rét rừng khiến cho đoàn binh Tây Tiến trở nên gầy gò, xanh xao và rụng hết tóc. Nhà thơ Quang Dũng đã nhìn vào thẳng vào hiện thực này để miêu tả ngoại hình người lính: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/Quân xanh màu lá dữ oai hùm". Thế nhưng, đối với ông, ngoại hình đó không phải là do căn bệnh gây nên mà do người lính cố ý tạo ra để họ trông giữ dằn, đáng sợ hơn. Trái ngược hoàn toàn với ngoại hình kì dị đó, những thanh niên thuộc binh đoàn Tây Tiến có tâm hồn cao đẹp, lãng mạn: "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" Vì địa bàn hoạt động đặc biệt, người lính không chỉ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà còn phải canh gác cho vùng biên giới phía Tây. Vậy nên, "mắt trừng" có thể là hình ảnh tả thực, làm tăng thêm nét oai phong cho ngoại hình người lính. Hoặc, đôi mắt luôn mở to ấy ẩn chứa những khát khao, ý chí chiến đấu và khát vọng chiến thắng mãnh liệt. Câu thơ đã khắc họa vẻ đẹp trong tâm hồn người lính có lí tưởng cao cả, lớn lao. Họ sẵn sàng dâng hiến cả tuổi xuân của mình cho đất nước, cho dân tộc: "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Đây như một lời thề, lời khẳng định thể hiện khí phách anh hùng, hiên ngang, kiên cường, phẩm chất cao đẹp của những thanh niên trẻ. Đa số người lính Tây Tiến xuất thân từ Hà Nội, thế nên họ cũng mang trong mình nét hào hoa, thanh lịch đặc trưng của mảnh đất văn hiến. Trong tim mỗi người lính đều có "dáng kiều thơm", hình bóng của người con gái Hà thành xinh đẹp, dịu dàng. Từ đó, ý chí chiến đấu để bảo vệ người trong mộng, bảo vệ gia đình, quê hương càng trở nên nồng nàn, mãnh liệt. Những người lính Tây Tiến có ngoại hình ngang tàn cùng lí tưởng khát vọng giống như bao người lính khác. Thế nhưng sâu thẳm trong trái tim, tâm hồn lòng họ vẫn là tâm hồn tinh tế, lãng mạn của những chàng thanh niên Hà Nội. Bên cạnh đó, vẻ đẹp hình tượng của người lính Tây Tiến còn được khắc họa đầy bi tráng, mang dáng dấp sử thi: "Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành" Tác giả Quang Dũng đã sử dụng hình ảnh "áo bào" để ẩn dụ, ca ngợi người lính như những vị anh hùng trong sử sách. Cuộc đời mỗi người đều trải đầy chiến công lừng lẫy. Vậy nên khi ra đi, họ được khoác những tấm "áo bào" đầy oai phong, lẫm liệt. Không những thế, cái chết của người lính còn lay động núi sông, khiến cho sông Mã phải "gầm lên" khúc ca hào hùng, bi tráng tiễn đưa người anh hùng. Bằng việc sử dụng ngôn từ độc đáo, nhà thơ đã thể hiện được cái chết tuy bi thương nhưng không hề bi lụy mà còn rất kiêu hùng. Hình tượng người lính trong bài thơ có vẻ đẹp anh dũng, kiên cường, lạc quan. Đây là những phẩm chất chung của những người lính thời chiến. Thế nhưng, dưới góc nhìn của Quang Dũng, binh đoàn Tây Tiến được khắc họa chân thực hơn, độc đáo, mới mẻ, lôi cuốn hơn. Họ mang những nét tính cách vui tươi, hào hoa đặc trưng của người trẻ, cũng có sự hi sinh đầy kiêu hùng. Đây chính là nét khác biệt, là điểm nhấn giúp bài thơ "Tây Tiến" có sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả. |
Lưu ý: Nội dung Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến? chỉ mang tính chất tham khảo.
Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến? 04 mức đánh giá kết quả rèn luyện học kì của học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT? (Hình từ Internet)
04 mức đánh giá kết quả rèn luyện học kì của học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT quy định 04 mức đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS như sau:
- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên và có nhiều biểu hiện nổi bật.
- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.
- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên.
- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên.
Điều kiện được lên lớp của học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện được lên lớp của học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT như sau:
- Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT) được đánh giá mức Đạt trở lên.
- Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 13 Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT) được đánh giá mức Đạt trở lên.
- Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?
- 8+ viết 3-5 câu kể lại việc em và các bạn chăm sóc cây lớp 2? Trách nhiệm của học sinh đối với môi trường như thế nào?
- Top 50+ mẫu lời chúc Tết 2025 dành cho mọi đối tượng? Sau khi nghỉ Tết phải hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày bao nhiêu?
- 3+ đoạn văn về tinh thần lạc quan? Học sinh lớp 12 có những nhiệm vụ gì khi tham gia môi trường giáo dục?
- Nội dung họp phụ huynh cuối học kì 1 THCS? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THCS là gì?
- 3+ mẫu bài văn tả cây cối lớp 4? Học sinh lớp 4 có được đánh giá theo phương pháp quan sát?
- Top 10 lời chúc tết của Hiệu trưởng? Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng trường THCS là 5 năm phải không?
- Mẫu 5+ viết thư cho người thân lớp 4? Học sinh lớp 4 phải biết giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống?
- 7+ viết Đoạn văn về ngày Tết bằng Tiếng Anh ngắn gọn (đi kèm bản dịch)? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học của Môn Tiếng Anh?
- Mẫu viết thư gửi cho một người thân ở xa để hỏi thăm và kể về tình hình gia đình em lớp 4?