Phân biệt đại học hệ chính quy và đại học hệ vừa làm vừa học trong giáo dục Việt Nam?

Đại Học Chính Quy Và Vừa Học Vừa Làm Khác Nhau Như Thế Nào? Quy định về học cùng lúc hai chương trình?

Phân biệt đại học hệ chính quy và đại học hệ vừa làm vừa học trong giáo dục Việt Nam?

Theo điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về đào tạo đại học hệ chính quy như sau:

[1] Khái niệm theo quy định pháp luật

Theo quy chế đào tạo đại học tại Việt Nam, được quy định trong Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học, hai hệ đào tạo đại học chính quy và vừa làm vừa học có mục tiêu và hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học.

- Đại học hệ chính quy: Đây là hình thức đào tạo mà sinh viên học tập toàn thời gian tại các cơ sở đào tạo đại học. Sinh viên hệ chính quy được yêu cầu tham gia đầy đủ các hoạt động giảng dạy tại trường và có lịch học ổn định. Hệ chính quy hướng đến cung cấp kiến thức chuyên sâu và kỹ năng nghề nghiệp qua môi trường học tập tập trung, phù hợp cho sinh viên trẻ, vừa hoàn thành bậc trung học phổ thông.

- Đại học hệ vừa làm vừa học: Đối tượng của hệ này chủ yếu là những người đã đi làm nhưng mong muốn hoàn thiện kiến thức đại học hoặc nâng cao trình độ để phục vụ công việc. Đây là chương trình đào tạo dành cho người vừa làm vừa học, do đó thời gian và địa điểm học tập linh hoạt hơn, phù hợp cho những người có công việc chính mà vẫn muốn theo học.

[2] Địa điểm tổ chức hoạt động giảng dạy

Theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, địa điểm tổ chức giảng dạy có một số khác biệt giữa hai hệ đào tạo:

- Hệ chính quy: Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo;

- Hệ vừa làm vừa học: Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo tại Điều 5 của Quy chế này, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo;

[3] Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy

Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT cũng quy định rõ về thời gian tổ chức các hoạt động giảng dạy của từng hệ:

- Hệ chính quy: Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy trong khoảng từ 06 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7; thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo.

- Hệ vừa làm vừa học: Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.

Phân biệt đại học hệ chính quy và đại học hệ vừa học vừa làm trong giáo dục Việt Nam?

Phân biệt đại học hệ chính quy và đại học hệ vừa học vừa làm trong giáo dục Việt Nam? (Hình từ Internet)

Quy định về học cùng lúc hai chương trình?

Căn cứ theo điều 18 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về học cùng lúc hai chương trình như sau:

[1] Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều này.

[2]. Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:

- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;

- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.

[3] Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.

[4] Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được công nhận kết quả của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

[5] Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đã đăng kí muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.

[6] Cơ sở đào tạo chỉ tổ chức đào tạo chương trình thứ hai cho sinh viên khi đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng về chỉ tiêu tuyển sinh, năng lực đào tạo; đồng thời có quy định chi tiết về quy trình, thủ tục, điều kiện đăng ký học và cấp bằng tốt nghiệp chương trình thứ hai.

Xử lý vi phạm của sinh viên như thế nào?

Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về xử lý vi phạm đối với sinh viên như sau:

[1] Sinh viên có gian lận trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm theo các quy định của Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT.

[2] Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

[3] Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ.

Đào tạo trình độ đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
2 trường hợp bị đình chỉ tuyển sinh một ngành đào tạo theo Thông tư 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 05/01/2025, trường đại học bị đình chỉ ngành đào tạo khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt đại học hệ chính quy và đại học hệ vừa làm vừa học trong giáo dục Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định mới thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo đại học phải đáp ứng yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
01 tín chỉ đại học học trong bao lâu? 4 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
7 điều kiện để các trường đại học mở ngành đào tạo mới là gì? Điều kiện về giảng viên khi mở ngành đào tạo trình độ đại học mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học muốn đào tạo liên thông bắt buộc phải có quyết định mở ngành đào tạo theo hình thức chính quy?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành tâm lý học học trường nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học văn bằng 2 đại học là gì? Mất bao lâu thì học xong văn bằng 2 đại học?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 506

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;