Ở người có bao nhiêu cặp nhiễm sắc thể? Học sinh được học về nhiễm sắc thể ở chương trình lớp mấy?
Ở người có bao nhiêu cặp nhiễm sắc thể?
Ở người, mỗi tế bào bình thường chứa 23 cặp nhiễm sắc thể, tổng cộng là 46 nhiễm sắc thể.
22 cặp nhiễm sắc thể thường: Giống nhau ở cả nam và nữ, quy định các đặc điểm hình thái, sinh lý chung của cơ thể.
1 cặp nhiễm sắc thể giới tính: Quy định giới tính. Ở nữ là XX, ở nam là XY.
*Vì sao con người có 23 cặp nhiễm sắc thể?
Mỗi cặp gồm 1 nhiễm sắc thể từ bố và 1 từ mẹ: Điều này đảm bảo sự đa dạng di truyền, giúp con người có những đặc điểm riêng biệt.
Số lượng nhiễm sắc thể ổn định: Giúp duy trì sự ổn định của các quá trình sinh học trong cơ thể.
Sự bất thường về số lượng nhiễm sắc thể
Nếu số lượng nhiễm sắc thể không đúng, có thể gây ra các bệnh di truyền như:
Hội chứng Down: Có 3 nhiễm sắc thể số 21 thay vì 2.
Hội chứng Edwards: Có 3 nhiễm sắc thể số 18 thay vì 2.
Hội chứng Patau: Có 3 nhiễm sắc thể số 13 thay vì 2.
Tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhiễm sắc thể
Hiểu rõ hơn về di truyền: Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ chế di truyền, các bệnh di truyền và tìm ra cách phòng ngừa, điều trị.
Ứng dụng trong y học: Được sử dụng trong các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh, sàng lọc bệnh di truyền, nghiên cứu ung thư,...
*Lưu ý: Thông tin về ở người có bao nhiêu cặp nhiễm sắc thể chỉ mang tính chất tham khảo./.
Ở người có bao nhiêu cặp nhiễm sắc thể? Học sinh được học về nhiễm sắc thể ở chương trình lớp mấy? (Hình từ Internet)
Học sinh được học về nhiễm sắc thể ở chương trình lớp mấy?
Căn cứ theo Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông Môn Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù như sau:
Nhiễm sắc thể
- Khái niệm nhiễm sắc thể
- Cấu trúc nhiễm sắc thể
- Đặc trưng bộ nhiễm sắc thể
- Bộ nhiễm sắc thể: lưỡng bội, đơn bội
- Đột biến nhiễm sắc thể
Di truyền nhiễm sắc thể
- Nguyên phân
- Giảm phân
- Cơ chế xác định giới tính
- Di truyền liên kết
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì học sinh được học về nhiễm sắc thể ở chương trình Môn Khoa học tự nhiên lớp 9.
Quan điểm xây dựng chương trình Môn Khoa học tự nhiên ra sao?
Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về chương trình môn Khoa học tự nhiên cụ thể hoá những mục tiêu và yêu cầu của Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh các quan điểm sau:
1. Dạy học tích hợp
Chương trình môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp. Khoa học tự nhiên là một lĩnh vực thống nhất về đối tượng, phương pháp nhận thức, những khái niệm và nguyên lí chung nên việc dạy học môn Khoa học tự nhiên cần tạo cho học sinh nhận thức được sự thống nhất đó.
Mặt khác, định hướng phát triển năng lực, gắn với các tình huống thực tiễn cũng đòi hỏi thực hiện dạy học tích hợp. Chương trình môn Khoa học tự nhiên còn tích hợp, lồng ghép một số nội dung giáo dục như: giáo dục kĩ thuật, giáo dục sức khoẻ, giáo dục bảo vệ môi trường, phát triển bền vững,...
2. Kế thừa và phát triển
Chương trình môn Khoa học tự nhiên bảo đảm kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình môn học đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Khoa học tự nhiên của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học với nhau và liên thông với chương trình các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở cấp tiểu học, Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông và chương trình giáo dục nghề nghiệp.
3. Giáo dục toàn diện
Chương trình môn Khoa học tự nhiên góp phần hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, thể hiện tính toàn diện, hiện đại và cập nhật; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống;
Thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh; các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục. Chương trình bảo đảm sự phát triển năng lực của học sinh qua các cấp học, lớp học; tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi giữa các giai đoạn trong giáo dục; tạo cơ sở cho học tập suốt đời.
4. Kết hợp lí thuyết với thực hành và phù hợp với thực tiễn Việt Nam
Thông qua hoạt động thực hành trong phòng thực hành và trong thực tế, chương trình môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh nắm vững lí thuyết, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng khoa học tự nhiên vào thực tiễn đời sống.
Môn Khoa học tự nhiên quan tâm tới những nội dung kiến thức gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh, tăng cường vận dụng kiến thức, kĩ năng khoa học vào các tình huống thực tế; góp phần phát triển ở học sinh khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi không ngừng.
Chương trình môn Khoa học tự nhiên bảo đảm tính khả thi, phù hợp với các nguồn lực để thực hiện chương trình như giáo viên, thời lượng, cơ sở vật chất,...
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?