Nội dung thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh các trường đại học như thế nào?

Trường đại học khi tuyển sinh phải đảm bảo nguyên tắc về cơ hội dự tuyển ra sao? Nội dung thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh các trường đại học như thế nào?

Nội dung thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh các trường đại học như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Phần B Công văn 3765/BGDĐT-TTr năm 2023 hướng dẫn nội dung thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh các trình độ của GDĐH, trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non như sau:

Các khâu trong công tác tuyển sinh các trình độ của giáo dục đại học và trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đều được thanh tra, kiểm tra; trong đó chú trọng tập trung vào các nội dung sau:

- Việc xây dựng, ban hành văn bản, quy định về công tác tuyển sinh

- Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh

- Việc công bố, công khai đề án tuyển sinh

- Việc tổ chức thi tuyển sinh

- Công tác xét tuyển

- Việc nhập học và kiểm tra hồ sơ thí sinh trúng tuyển.

Nội dung thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh các trường đại học như thế nào?

Nội dung thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh các trường đại học như thế nào? (Hình từ Internet)

Thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh các trường đại học sẽ kiểm tra những nội dung nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục 1 Phần B Công văn 3765/BGDĐT-TTr năm 2023, thì thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh các trường đại học sẽ kiểm tra những nội dung sau đây:

- Việc xây dựng, công khai quy chế thi, đề án tổ chức thi;

- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi; thành phần hội đồng thi, các ban hội đồng thi;

- Hình thức tổ chức thi (thi trên giấy, thi trên máy tính, thi khác....);

- Thực hiện quy định về ra đề thi, in, sao, bảo mật, giao, nhận, vận chuyển, bảo vệ đề thi;

- Thực hiện trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tham gia công tác tổ chức thi, những người có liên quan và thí sinh;

- Công tác chấm thi:

+ Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về Quy chế và các văn bản có liên quan cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác chấm thi;

+ Thực hiện quy trình về làm phách, bảo mật đầu phách, quản lý bài thi;

+ Thực hiện chức trách, nhiệm vụ của Trưởng ban chấm thi, thư ký chấm thi, trưởng môn chấm, cán bộ chấm thi, cán bộ chấm kiểm tra và cán bộ có liên quan: Phân công nhiệm vụ trong Ban chấm thi, thư ký, việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa thư ký với cán bộ chấm thi với trưởng môn chấm; Phối hợp giữa các lực lượng phục vụ, bảo vệ trong quá trình chấm thi; phương án xử lý các tình huống bất thường; việc thảo luận, thống nhất hướng dẫn chấm, đáp án, biểu điểm; số lượng bài chấm chung của từng môn chấm;

+ Thực hiện quy trình giao, nhận bài thi; quy trình chấm 2 vòng độc lập; việc bố trí cán bộ tại các phòng chấm thi; ghi thông tin vào phiếu chấm, thống nhất điểm bài thi, xử lý kết quả chấm thi, xử lý kết quả chấm kiểm tra; việc thực hiện quy trình chấm bài thi trắc nghiệm;

+ Thực hiện quy trình nhập điểm;

+ Tổ chức chấm phúc khảo: Việc thành lập, bảo mật danh sách lãnh đạo và thành viên Ban chấm phúc khảo theo quy định; việc rút bài, rút phách, đánh lại phách, việc tổ chức chấm phúc khảo theo quy định.

Trường đại học khi tuyển sinh phải đảm bảo nguyên tắc về cơ hội dự tuyển ra sao?

Căn cứ theo Điều 4 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh như sau:

Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh
1. Công bằng đối với thí sinh
a) Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
b) Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
c) Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
d) Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
đ) Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
2. Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
a) Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
b) Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
3. Minh bạch đối với xã hội
a) Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
b) Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.

Như vậy, trường đại học khi tuyển sinh phải đảm bảo nguyên tắc về cơ hội dự tuyển như sau: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;

Tuyển sinh Đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các mốc thời gian xét tuyển đại học 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thí sinh đã trúng tuyển đại học nhưng mang thai có được bảo lưu kết quả không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào có giấy báo trúng tuyển đại học 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào công bố kết quả trúng tuyển đại học 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong tháng 8 thí sinh trúng tuyển đại học 2024 hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thí sinh trúng tuyển đại học không xác nhận nhập học trong thời hạn quy định có được coi là từ chối nhập học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian bảo lưu kết quả trúng tuyển đại học là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thí sinh trúng tuyển đại học nhưng bị gọi đi nghĩa vụ quân sự có được bảo lưu kết quả trúng tuyển không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương thức tuyển sinh hệ vừa học vừa làm trường Đại học Bách khoa Hà Nội 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm sàn Trường Đại học Ngân hàng TP HCM năm 2024?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;