Nội dung giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 ra sao?
Nội dung giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 ra sao?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, nội dung giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 gồm:
* Kiến thức tiếng Việt
- Bảng chữ cái tiếng Việt, sự khác nhau giữa tên chữ cái (a, bê, xê,...) và âm (a, bờ, cờ,...)
- Vốn từ theo chủ điểm
- Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất
- Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than: đánh dấu kết thúc câu; dấu phẩy: tách các bộ phận đồng chức trong câu
- Hội thoại: lắng nghe, nói theo lượt lời
- Đoạn văn
+ Đoạn văn kể lại một sự việc
+ Đoạn văn miêu tả ngắn, đơn giản theo gợi ý
+ Đoạn văn nói về tình cảm của mình với những người thân yêu
+ Đoạn văn giới thiệu loài vật, đồ vật; văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động, bưu thiếp, danh sách, mục lục sách, thời khoá biểu, thời gian biểu
- Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)
* Kiến thức văn học
- Đề tài (viết, kể về điều gì)
- Hình dáng, điệu bộ, lời thoại của nhân vật
- Tình cảm, thái độ giữa các nhân vật
- Vần trong thơ
Ngoài ra, ngữ liệu giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 gồm:
(1) Văn bản văn học
- Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả
- Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè
Độ dài của văn bản: truyện khoảng 180 - 200 chữ, bài miêu tả khoảng 150 -180 chữ, thơ khoảng 70 - 90 chữ.
(2) Văn bản thông tin
- Văn bản giới thiệu về loài vật, đồ dùng; văn bản hướng dẫn một hoạt động đơn giản bao gồm cả dạng kí hiệu
- Danh sách học sinh; mục lục sách; thời khoá biểu; thời gian biểu
Độ dài của văn bản: khoảng 110 - 140 chữ.
>> Xem Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT:
Nội dung giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 ra sao? (Hình từ Internet)
Sách giáo khoa Tiếng Việt của học sinh lớp 2 do ai lựa chọn?
Tại khoản 1 Điều 32 Luật Giáo dục 2019 quy định về sách giáo khoa giáo dục phổ thông như sau:
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1. Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;
b) Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Tài liệu giáo dục địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
...
Tại Điều 18 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT cũng có quy định về việc lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa vào quá trình giảng dạy và học tập trong trường tiểu học.
Theo đó, theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn.
Độ tuổi của học sinh lớp 2 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 33 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi của học sinh tiểu học như sau:
Tuổi của học sinh tiểu học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
...
Như vậy, thông thường tuổi của học sinh lớp một vào học là 06 tuổi và được tính theo năm, đến lớp 2 học sinh lên lớp đều hằng năm thì học sinh lớp 2 sẽ là 7 tuổi.
Tuy nhiên, học sinh lớp 1 có thể nhập học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định 03 tuổi hoặc hơn trong một số trường hợp, lúc này tuổi của học sinh lớp 2 sẽ được tính theo năm dựa trên độ tuổi nhập học trước đó của học sinh.
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?