Những học phần chung bắt buộc trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên THPT?
Những học phần chung bắt buộc trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên THPT?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông (Chương trình) ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT quy định về
IV. Nội dung chương trình
...
2. Khối học phần chung (phần A)
Thời lượng: 17 tín chỉ, gồm 15 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn.
(01 TC tương đương 15 tiết lý thuyết; 01 tiết lý thuyết tương đương với 02 tiết thảo luận, thực hành).
...
Như vậy, những học phần chung bắt buộc trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên THPT là các học phần sau:
- Tâm lý học giáo dục
- Giáo dục học
- Lý luận dạy học
- Đánh giá trong giáo dục
- Quản lý nhà nước về giáo dục
- Giao tiếp sư phạm
- Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Những học phần chung bắt buộc trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên THPT? (Hình từ Internet)
Cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT khi nào?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục V Chương trình ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT quy định về hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng như sau:
Hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng
...
4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng và cấp chứng chỉ
...
4.2. Cấp chứng chỉ bồi dưỡng
4.2.1. Học viên được cấp chứng chỉ bồi dưỡng khi tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình bồi dưỡng, có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 05 (năm) điểm trở lên. Bảng điểm đính kèm chứng chỉ ghi rõ, đầy đủ tên học phần, điểm số mà học viên đã hoàn thành.
4.2.2. Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS: được cấp cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở đã tham gia bồi dưỡng và hoàn thành khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh THCS (phần B).
4.2.3. Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT: được cấp cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học phổ thông đã tham gia bồi dưỡng và hoàn thành khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh THPT (phần C).
4.2.4. Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS, THPT: được cấp cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông đã tham gia bồi dưỡng và hoàn thành khối học phần chung (phần A) và 02 (hai) khối học phần nhánh THCS (phần B), THPT (phần C).
4.2.5. Trường hợp người học đã tham gia đầy đủ cả 3 khối học phần A, B, C được nhận 02 chứng chỉ riêng (trường hợp thuộc điểm 4.2.2, 4.2.3 Mục 4.2) hoặc 01 chứng chỉ chung (trường hợp thuộc điểm 4.2.4 Mục 4.2).
4.2.6. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo thực hiện cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho học viên hoàn thành khóa học theo quy định. Mau chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Việc in, cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng theo các quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT khi:
- Tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình bồi dưỡng, có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 05 (năm) điểm trở lên. Bảng điểm đính kèm chứng chỉ ghi rõ, đầy đủ tên học phần, điểm số mà học viên đã hoàn thành.
- Người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học phổ thông đã tham gia bồi dưỡng và hoàn thành khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh THPT (phần C).
Cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT cần đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục V Chương trình ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT quy định cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
+ Cơ sở giáo dục được mở ngành và đã đào tạo giáo viên môn học nào được thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT môn học đó.
+ Cơ sở giáo dục đã thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phổ thông. Có năng lực tổ chức và triển khai hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cấp THCS/THPT.
- Đội ngũ giảng viên
Có đủ giảng viên để giảng dạy, trong đó số giảng viên cơ hữu phải đảm bảo giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng chương trình bồi dưỡng. Giảng viên cơ hữu có chuyên ngành sư phạm, quản lý giáo dục, có đủ năng lực sư phạm.
- Tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị
+ Có tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng được biên soạn, thẩm định theo quy định, căn cứ vào chương trình bồi dưỡng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Có đủ nguồn lực về cơ sở vật chất (thư viện, phòng học, trang thông tin điện tử,...) và cơ sở thực hành để thực hiện chương trình bồi dưỡng.
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?