Nguyên tắc làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo là như thế nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc dựa trên nguyên tắc nào? Những công việc nào trước khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cần thảo luận tập thể lãnh đạo?

Nguyên tắc làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo là như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định nguyên tắc làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo là như sau:

- Bộ làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Mọi hoạt động của Bộ tuân thủ các quy định của Hiến pháp, pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các đơn vị thuộc Bộ giải quyết công việc bảo đảm đúng quy trình, thủ tục, phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền được giao.

- Bộ trưởng điều hành hoạt động của đơn vị chủ yếu thông qua người đứng đầu đơn vị. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và công việc được phân công.

- Mỗi nhiệm vụ chỉ giao một đơn vị chủ trì giải quyết và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng; trường hợp một nhiệm vụ có nội dung liên quan đến nhiều đơn vị thì đơn vị liên quan đến công việc chuyên môn nhiều nhất làm đầu mối chủ trì. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm chính về chất lượng, tiến độ, kết quả xử lý công việc được phân công.

- Mỗi nhiệm vụ của đơn vị có thể giao cho một hoặc một số công chức, viên chức, người lao động chịu trách nhiệm xử lý, trong đó phải xác định người đầu mối chịu trách nhiệm chính. Người được giao đầu mối xử lý công việc chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị về chất lượng, tiến độ, kết quả công việc được giao.

Đối với đơn vị có cơ cấu phòng: mỗi nhiệm vụ của đơn vị chỉ giao một phòng chủ trì thực hiện; trường hợp một nhiệm vụ có nội dung liên quan đến nhiều phòng thì phòng liên quan đến công việc chuyên môn nhiều nhất làm đầu mối chủ trì. Trưởng phòng tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị về công việc được giao; công chức, viên chức, người lao động trong phòng thực hiện nhiệm vụ theo phân công của trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị, trưởng phòng về kết quả công việc được giao.

- Trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc tuân thủ quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Bộ và theo chương trình, kế hoạch, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu khác của cấp có thẩm quyền.

- Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chất lượng, tiến độ và hiệu quả trong mọi hoạt động; thường xuyên thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại; thực hiện nghiêm các quy định về văn hóa công vụ.

Nguyên tắc làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo là như thế nào?

Nguyên tắc làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo là như thế nào? (Hình từ Internet)

Những công việc nào cần thảo luận tập thể lãnh đạo trước khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định những công việc cần thảo luận tập thể lãnh đạo trước khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định như sau:

- Kế hoạch triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; kế hoạch nhiệm vụ, kế hoạch soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ;

- Các chương trình, dự án, đề án của Bộ trình các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ và kiểm điểm sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của Bộ;

- Những vấn đề có nội dung phức tạp hoặc liên quan đến nhiều lĩnh vực mà lãnh đạo Bộ phụ trách đề xuất Bộ trưởng xin ý kiến tập thể lãnh đạo Bộ;

- Một số vấn đề cụ thể khác do Bộ trưởng yêu cầu.

Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội và trước pháp luật về mọi hoạt động quản lý nhà nước của Bộ;

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng thẩm quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 05/01/2025, hồ sơ đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương án tinh gọn các Bộ và cơ quan ngang Bộ theo Kế hoạch 141 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phôi văn bằng, chứng chỉ của Bộ Giáo dục bị hủy bỏ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa chỉ phần mềm quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Công văn 5636 của Bộ Giáo dục hướng dẫn về vấn đề gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Số điện thoại đường dây nóng Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo là như thế nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 179

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;