Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường Cao Đẳng Sư Phạm được thành lập nhằm mục đích gì?

Trình bày nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường Cao Đẳng Sư Phạm được thành lập nhằm mục đích gì?

Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của Trường Cao Đẳng Sư Phạm?

Căn cứ Điều 3 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT quy định tên giao dịch quốc tế của Trường Cao Đẳng Sư Phạm được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, đúng nghĩa tên tiếng Việt, phải sử dụng các thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế, không dịch tên cá nhân.

Bên cạnh đó, tên bằng tiếng Việt của trường cao đẳng sư phạm gồm các cụm từ sau:

- Cụm từ xác định loại trường: Trường Cao đẳng Sư phạm;

- Cụm từ “trung ương” nếu là trường trực thuộc các bộ, ngành trung ương;

- Cụm từ xác định tên riêng: tên địa phương, tên danh nhân văn hóa, lịch sử, tên cá nhân, tổ chức (nếu có) và tên riêng khác. Cụm từ xác định tên địa phương phải gắn với nơi đặt trụ sở chính của trường.

- Việc đặt tên riêng của trường không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của trường khác đã thành lập trước đó, bảo đảm sự trong sáng của ngôn ngữ, không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;

- Tên bằng tiếng Việt của trường cao đẳng sư phạm không được gây nhầm lẫn về đẳng cấp, thứ hạng trường, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường Cao Đẳng Sư Phạm được thành lập nhằm mục đích gì?

Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường Cao Đẳng Sư Phạm được thành lập nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)

Trường Cao Đẳng Sư Phạm được thành lập nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo Điều 2 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu và sứ mạng của trường cao đẳng sư phạm như sau:

Mục tiêu và sứ mạng của trường cao đẳng sư phạm
1. Trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trình độ cao đẳng và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng và hiệu quả, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương và cả nước; đào tạo, bồi dưỡng các trình độ của giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và nhu cầu về nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
2. Mục tiêu và sứ mạng của trường cao đẳng sư phạm được cụ thể hóa trong kế hoạch và chiến lược phát triển của trường cao đẳng sư phạm, bảo đảm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam.

Theo đó, trường cao đẳng sư phạm được thành lập nhằm mục đích sau đây:

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trình độ cao đẳng và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng và hiệu quả, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương và cả nước;

- Đào tạo, bồi dưỡng các trình độ của giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và nhu cầu về nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.

Quản lý đối với Trường Cao Đẳng Sư phạm được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 4 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:

- Trường cao đẳng sư phạm gồm có: trường cao đẳng sư phạm trung ương và trường cao đẳng sư phạm địa phương, trong đó:

+ Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, phân hiệu;

+ Trường cao đẳng sư phạm địa phương trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Trường cao đẳng sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi tham gia đào tạo các ngành, nghề đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ và phân công của Chính phủ đối với trường cao đẳng sư phạm theo quy định tại Điều lệ này và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.

Trường cao đẳng sư phạm
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trường cao đẳng sư phạm ở vùng khó khăn thì có cần phải bố trí các phòng chức năng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Số lượng thành viên hội đồng Trường Cao Đẳng Sư Phạm là số chẵn đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường Cao Đẳng Sư Phạm được thành lập nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục hiện nay ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên hội đồng trường của trường cao đẳng sư phạm có bắt buộc phải trực tiếp giảng dạy trong nhà trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp giải thể trường cao đẳng sư phạm từ 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mỗi trường cao đẳng sư phạm có tối đa mấy phó hiệu trưởng?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường cao đẳng sư phạm chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải có nội dung chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường cao đẳng sư phạm do ai quyết định thành lập?
Tác giả:
Lượt xem: 59
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;