Người tham gia tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia phải có những tiêu chuẩn nào?

Xử lý các sự cố bất thường trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia ra sao? Người tham gia tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia phải có những tiêu chuẩn nào?

Người tham gia tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia phải có những tiêu chuẩn nào?

Căn cứ theo Điều 8 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn đối với những người tham gia tổ chức các kỳ thi như sau:

Tiêu chuẩn đối với những người tham gia tổ chức các kỳ thi
1. Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo được gọi là những người tham gia tổ chức kỳ thi.
2. Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
b) Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
c) Không có vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột hoặc con, anh, chị, em, cháu ruột của vợ (hoặc chồng) hoặc người giám hộ, người đỡ đầu, người được giám hộ, người được đỡ đầu tham dự kỳ thi;
d) Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, thành viên của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì người tham gia tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia phải có những tiêu chuẩn sau:

- Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;

- Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;

- Không có vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột hoặc con, anh, chị, em, cháu ruột của vợ (hoặc chồng) hoặc người giám hộ, người đỡ đầu, người được giám hộ, người được đỡ đầu tham dự kỳ thi;

- Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

*Lưu ý: Ngoài các tiêu chuẩn quy định trên, thì các thành viên của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Người tham gia tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia phải có những tiêu chuẩn nào?

Người tham gia tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia phải có những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)

Xử lý các sự cố bất thường trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia ra sao?

Căn cứ theo Điều 10 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT xử lý các sự cố bất thường trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia như sau:

- Trường hợp đề thi có những sai sót, lãnh đạo Hội đồng phải báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo thi để có phương án xử lý.

- Các trường hợp bất thường về đề thi đều phải được báo cáo về Ban Chỉ đạo thì để xem xét, quyết định.

- Trường hợp đĩa CD chứa phần thi nghe hiểu môn Ngoại ngữ bị hỏng:

+ Trường hợp đĩa CD chính bị hỏng nhưng đĩa CD dự phòng không bị hỏng, Chủ tịch Hội đồng coi thi lập biên bản về tình trạng của các đĩa CD và cho sử dụng đĩa CD dự phòng;

+ Trường hợp đĩa CD chính và đĩa CD dự phòng đều bị hỏng, Chủ tịch Hội đồng coi thi lập biên bản về tình trạng của các đĩa CD, cho dừng thi môn Ngoại ngữ có đĩa CD bị hỏng và báo cáo ngay với Trưởng Ban Chỉ đạo thi; Trưởng Ban Chỉ đạo thi có trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng coi thi tổ chức thi bằng đĩa CD chứa phần thi nghe hiểu của đề thi dự bị môn Ngoại ngữ có đĩa CD bị hỏng theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

- Trường hợp đề thi bị lộ:

+ Ban Chỉ đạo thi chịu trách nhiệm toàn bộ về xử lý tình huống lộ đề thi. Khi có kết luận chính thức về lộ đề thi, Ban Chỉ đạo thi quyết định đình chỉ môn thi của buổi thi bị lộ đề thi và tổ chức thi lại bằng đề thi dự bị vào thời gian thích hợp theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

+ Bộ GDĐT có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng để kiểm tra, xác minh, kết luận nguyên nhân lộ đề thi; xử lý người làm lộ đề thi và những người liên quan theo các quy định của pháp luật.

- Trường hợp có sự cố nguồn điện hoặc phải đổi máy vi tính của phòng thi môn Tin học:

+ Chủ tịch Hội đồng coi thi nơi xảy ra sự cố cho dừng buổi thi môn Tin học đối với những thí sinh bị ảnh hưởng bởi sự cố hoặc cho dừng buổi thi môn Tin học và chỉ đạo, tổ chức khắc phục sự cố theo một trong hai phương án sau: (i) Tiếp tục buổi thi môn Tin học ngay sau khi khắc phục xong sự cố và bù thời gian đã bị mất cho thí sinh, nếu thời gian khắc phục sự cố không nhiều hơn 30 phút; (ii) Hủy buổi thi môn Tin học, nếu thời gian khắc phục sự cố nhiều hơn 30 phút. Phải báo cáo ngay Trưởng Ban Chỉ đạo thi về sự cố và phương án khắc phục xử lý;

+ Trường hợp phải hủy buổi thi môn Tin học, tổ chức thi lại bằng đề thi dự bị vào thời gian thích hợp theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT;

+ Các đơn vị dự thi cố tình gây ra sự cố sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật.

- Trường hợp thiên tai nghiêm trọng xảy ra, Trưởng Ban Chỉ đạo thi quyết định lùi buổi thi và chỉ đạo tổ chức thi theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

- Trong quá trình tổ chức kỳ thi, nếu xảy ra sự cố bất thường khác, các tổ chức, cá nhân liên quan phải báo cáo ngay cho Trưởng Ban Chỉ đạo thi để có phương án xử lý thích hợp, kịp thời.

Công tác chỉ đạo kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia như thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có quy định về công tác chỉ đạo kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia như sau:

- Bộ GDĐT chỉ đạo và tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia; xem xét, quyết định xử lý những trường hợp đặc biệt liên quan bảo đảm mục đích, yêu cầu tổ chức thi.

- Hằng năm, Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia (gọi tắt là Ban Chỉ đạo thi).

+ Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ GDĐT; Phó Trưởng ban là lãnh đạo các đơn vị chức năng liên quan thuộc Bộ GDĐT, trong đó Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (QLCL); Ủy viên là lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Bộ Công an; Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo thi là công chức, viên chức của các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Bộ Công an;

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thi: Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT chỉ đạo triển khai kế hoạch tổ chức thi; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các khâu ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi, báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức thi.

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo thi: Trưởng ban chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thi và tổ chức cho các thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; các Phó Trưởng ban, Ủy viên và Thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban.

- Cục QLCL chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các công việc sau:

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, trình Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt;

+ Hướng dẫn tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia;

+ Điều động các đơn vị dự thi làm nhiệm vụ coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia;

+ Tổ chức ra đề thi và bàn giao đề thi đáp ứng yêu cầu tổ chức thi;

+ Tổ chức coi thi kỳ thi chọn đội tuyển Olympic;

+ Tổ chức chấm thi, phúc khảo các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.

- Thanh tra Bộ GDĐT: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra các khâu tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.

Thi học sinh giỏi
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Một năm có mấy kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Đạt giải ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có được xét tuyển thẳng vào đại học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tham gia tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia phải có những tiêu chuẩn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào có thể thi học sinh giỏi quốc gia?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;