Người nước ngoài học đại học ở Việt Nam có phải đáp điều kiện về tuổi hay không?

Người nước ngoài đến Việt Nam học trình độ đại học thì có cần phải đáp ứng điều kiện về tuổi hay không?

Người nước ngoài học đại học ở Việt Nam có phải đáp điều kiện về tuổi hay không?

Căn cứ Điều 5 Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT quy định về điều kiện về sức khỏe và tuổi như sau:

Điều kiện về sức khỏe và tuổi
1. Lưu học sinh phải có đủ sức khỏe để học tập tại Việt Nam. Sau khi đến Việt Nam, lưu học sinh phải kiểm tra lại sức khỏe tại cơ sở y tế do cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo hoặc cơ sở phục vụ lưu học sinh của Việt Nam chỉ định. Trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc không đủ sức khỏe để học tập thì lưu học sinh phải về nước.
2. Điều kiện về tuổi đối với lưu học sinh Hiệp định thực hiện theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Không hạn chế tuổi đối với lưu học sinh ngoài Hiệp định.

Như vậy, người nước ngoài học đại học ở Việt Nam có phải đáp điều kiện về tuổi với lưu học sinh Hiệp định thực hiện theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trường hợp lưu học sinh ngoài Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì không bị hạn chế tuổi.

Người nước ngoài học đại học ở Việt Nam có phải đáp điều kiện về tuổi hay không?

Người nước ngoài học đại học ở Việt Nam có phải đáp điều kiện về tuổi hay không? (Hình từ Internet)

Khi học đại học ở Việt Nam thì người nước ngoài học ngôn ngữ nước nào?

Căn cứ Điều 3 Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT quy định về ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy và học tập như sau:

Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy và học tập
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức sử dụng trong các cơ sở giáo dục quốc dân của Việt Nam.
2. Lưu học sinh có thể học tập và nghiên cứu, thực tập bằng ngôn ngữ khác mà cơ sở giáo dục được phép sử dụng trong đào tạo.

Như vậy, khi học đại học ở Việt Nam thì người nước ngoài học ngôn ngữ tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức sử dụng trong các cơ sở giáo dục quốc dân của Việt Nam.

Ngoài ra, người nước ngoài ó thể học tập và nghiên cứu, thực tập bằng ngôn ngữ khác mà cơ sở giáo dục được phép sử dụng trong đào tạo.

Người nước ngoài học đại học ở Việt Nam thì phải đạt khung năng lực tiếng Việt như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT quy định về điều kiện về ngôn ngữ như sau:

Điều kiện về ngôn ngữ
1. Lưu học sinh đã tốt nghiệp các cấp học ở giáo dục phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ bằng tiếng Việt hoặc đã đạt trình độ tiếng Việt tương đương B2 (bậc 4/6) trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được miễn yêu cầu về điều kiện tiếng Việt.
2. Lưu học sinh đăng ký học tập, nghiên cứu, thực tập bằng ngôn ngữ khác mà cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo được phép sử dụng trong đào tạo cần đạt yêu cầu về trình độ ngôn ngữ đó theo quy định cụ thể của từng chương trình. Lưu học sinh là người bản ngữ (của ngôn ngữ sử dụng trong học tập, nghiên cứu, thực tập) hoặc đã tốt nghiệp phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc thạc sĩ, tiến sĩ bằng ngôn ngữ đó thì được miễn yêu cầu về ngoại ngữ.
3. Lưu học sinh chưa đủ trình độ tiếng Việt để vào học chương trình chính thức bằng tiếng Việt thì phải học dự bị tiếng Việt
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí lưu học sinh Hiệp định vào học tại các cơ sở giáo dục đào tạo dự bị tiếng Việt. Các cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo lưu học sinh ngoài Hiệp định phải tổ chức để lưu học sinh được học chương trình dự bị tiếng Việt hoặc gửi lưu học sinh vào học tại các cơ sở giáo dục đào tạo dự bị tiếng Việt;
b) Thời gian học dự bị tiếng Việt đối với lưu học sinh Hiệp định thực hiện theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đối với lưu học sinh ngoài Hiệp định thực hiện theo thỏa thuận, hợp đồng đào tạo đã ký với cơ sở giáo dục của Việt Nam;
c) Sau khi kết thúc khóa học dự bị, lưu học sinh phải tham dự kiểm tra trình độ tiếng Việt, nếu đạt yêu cầu sẽ được chuyển vào học chương trình chính thức; nếu không đạt yêu cầu thì phải tiếp tục học bổ sung và dự đợt kiểm tra khác đến khi đạt yêu cầu và được cấp chứng chỉ để được chuyển vào học chương trình chính thức.

Như vậy, người nước ngoài học đại học ở Việt Nam thì phải đạt trình độ tiếng Việt tương đương B2 (bậc 4/6) trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt.

Du học sinh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cử đi học nước ngoài năm 2025 mới nhất theo Thông tư 20?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 14/01/2025, thẩm quyền xử lý thủ tục cử đi học nước ngoài được chuyển từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh nhận học bổng ngân sách nhà nước cần có đạo đức tốt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuyển sinh đi học nước ngoài có cần xét tuyển không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị chủ trì tuyển sinh đi học nước ngoài là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Du học sinh đăng ký kết hôn ở nước ngoài tại cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước nhận được những nguồn kinh phí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin tuyển sinh học bổng dành cho lãnh đạo trẻ của Chính phủ Nhật Bản 2025?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 585

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;