Ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9 mang ý nghĩa gì? Học sinh có được nghỉ học không?

Ý nghĩa lịch sử của ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9 đối với dân tộc và các em học sinh như thế nào?

Ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9 mang ý nghĩa gì?

Ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9 mang ý nghĩa lịch sử quan trọng là một trong những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam ta.

Ngày 23-9-1945: Ngày Nam Bộ kháng chiến - là ngày mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược.

Chỉ sau 21 ngày nước nhà được độc lập, thực dân Pháp dã tâm xâm chiếm nước ta một lần nữa. Ngày 23-9-1945, chúng nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, quân và dân Nam Bộ đã nhất chí chung lòng cùng đứng lên, quyết chiến với thực dân Pháp xâm lược.

Tính đến năm 2024, chiến tranh đã rời xa vì vậy ngày 23-9 hàng năm được xem là ngày Kỷ niệm 79 năm Ngày Nam bộ kháng chiến (23-9-1945 - 23-9-2024).

*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo ./.

Ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9 mang ý nghĩa gì? Học sinh có được nghỉ học không?

Ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9 mang ý nghĩa gì? Học sinh có được nghỉ học không? (Hình từ Internet)

Ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9 học sinh THPT trên cả nước có được nghỉ hay không?

Hiện nay pháp luật không quy định về việc cho học sinh nghỉ học vào Ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về ngày nghỉ

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Vì học sinh sẽ được nghỉ theo giáo viên vì vậy trong quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9 giáo viên cũng sẽ không được nghỉ.

Từ đó có thể suy ra học sinh sẽ không được nghỉ vào dịp lễ này trừ trường hợp ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9 hằng năm mà rơi vào thứ 7 hoặc chủ nhật (ngày nghỉ trong tuần) thì học sinh sẽ được nghỉ học.

Học sinh THPT có cha là người có công với cách mạng có được hưởng chế độ gì hay không?

Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định như sau:

Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ."

Như vậy, đối chiếu quy định trên thấy được rằng nếu học sinh THPT có cha là người có công với cách mạng thì sẽ là đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Học sinh THPT sẽ kết thúc học kỳ 1 năm học 2024-2025 vào ngày nào?

Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định như sau:

Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
...

Theo quy định sẽ kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025

Như vậy, có thể thấy rằng học sinh THPT sẽ kết thúc học kỳ 1 năm học 2024-2025 vào trước ngày 18 tháng 01 năm 2025.

Ngày kỷ niệm
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày thần tài 2025 là ngày mấy? Giáo viên được nghỉ những ngày lễ nào trong năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 29 tháng 12 là ngày gì? Ngày 29 tháng 12 có phải là ngày lễ lớn trong năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Đông chí là gì? Ngày Đông chí năm 2024 là ngày nào? Môn Địa lí có các đặc điểm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
14 12 ngày gì? 14 12 có sự kiện gì đặc biệt? Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kịch bản dẫn chương trình ngày 22 tháng 12? Nhiệm vụ của giáo viên THCS là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
3 12 là ngày gì? 3 12 là ngày giáo viên mầm non mới ra trường được nghỉ đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ tạ ơn là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ tạ ơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời ngày tháng năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Nam Bộ kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược nước ta là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS là gì? Cơ sở giáo dục có quyền đuổi học học sinh vì lý do nhiễm HIV không?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 465

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;