Ngày Cách mạng Tháng 8 thành công là ngày bao nhiêu?
Ngày Cách mạng Tháng 8 thành công là ngày bao nhiêu? Năm 2024 là kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Cách mạng Tháng 8 thành công?
Ngày Cách mạng Tháng 8 thành công là ngày 19 tháng 8 năm 1945.
Đây là một ngày lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ thực dân Pháp và phong kiến, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, kỷ nguyên độc lập, tự do.
Ngày 19 tháng 8 năm 2024 là kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng Tháng 8 thành công.
Lưu ý: nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tiến trình dẫn đến Cách mạng tháng 8 thành công ngày 19 tháng 8 đã diễn ra như thế nào?
Tiến trình Cách mạng tháng 8 đã diễn ra như sau: Ngay sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Đảng ta đã phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước:
- Giành chính quyền ở Hà Nội:
+ Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Việt Minh tổ chức diễn thuyết ờ ba rạp hát trong thành phố. Ngày 16 tháng 8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp mọi nơi.
+ Ngày 19 tháng 8, cuộc mít tinh tại Nhà hát lớn biến thành cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở chính quyền dịch, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
- Giành chính quyền toàn quốc:
+ Từ ngày 14-18 tháng 8, bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.
+ Chiều ngày 16 tháng 8 năm1945, theo lệnh của ủy ban Khởi nghĩa, một đội quân giải phóng do Võ Nguyễn Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào (Tuyên Quang) tiến về bao vây, đánh Nhật ở Thái Nguyên, mở đường về Hà Nội.
+ Ngày 30/8 vua Bảo Đại thoái vị, đánh dấu sự sự sụp đổ của chế độ phong kiến Việt Nam.
+ Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Lưu ý: nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày Cách mạng Tháng 8 thành công là ngày bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9 theo quy trình nào?
Quy trình lựa chọn sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9 trong trường học được quy định căn cứ theo Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
- Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;
- Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;
- Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó.
Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.
Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn.
Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai.
Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.
Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.
Trong đó, năm 2024 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt danh mục 3 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 tại Quyết định 4338/QĐ-BGDĐT năm 2023 và Quyết định 421/QĐ-BGDĐT năm 2024 bao gồm như sau:
Tên sách | Tác giả | Tổ chức, cá nhân |
Lịch sử và Địa lí 9 Chân trời sáng tạo | Hà Bích Liên, Hồ Thanh Tâm (đồng Chủ biên phần Lịch sử), Lê Phụng Hoàng, Nhữ Thị Phương Lan, Nguyễn Trà My, Trần Viết Ngạc, Nguyễn Văn Phượng, Nguyễn Kim Tường Vy; Nguyễn Kim Hồng (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Huỳnh Phẩm Dũng Phát (Chủ biên phần Địa lí), Trần Ngọc Điệp, Nguyễn Hà Quỳnh Giao, Tạ Đức Hiếu, Hoàng Thị Kiều Oanh, Trần Quốc Việt. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
Lịch sử và Địa lí 9 Cánh Diều | Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên phần Lịch sử), Nguyễn Thị Thế Bình (Chủ biên phần Lịch sử), Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Mạnh Hưởng, Ninh Xuân Thao, Trần Xuân Trí; Lê Thông (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Thị Trang Thanh (Chủ biên phần Địa lí), Vũ Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Hoài, Dương Quỳnh Phương, Trần Thị Thanh Thủy. | Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) (Đơn vị liên kết: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm) |
Lịch sử và Địa lí 9 Kết nối tri thức với cuộc sống | Vũ Minh Giang (Tổng Chủ biên xuyên suốt phần Lịch sử), Nghiêm Đình Vỳ (Tổng Chủ biên cấp THCS phần Lịch sử), Nguyễn Ngọc Cơ, Trịnh Đình Tùng (đồng Chủ biên phần Lịch sử), Hoàng Hải Hà, Nguyễn Thị Huyền Sâm, Hoàng Thanh Tú; Đào Ngọc Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Hà, Nguyễn Tú Linh, Phạm Thị Trầm. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?