Ngày 9 tháng 11 là thứ mấy? Cơ quan nào có trách nhiệm đôn đốc việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Cơ quan nào có trách nhiệm đôn đốc việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Theo quy định hiện nay thì ngày 9 tháng 11 là thứ mấy?

Ngày 9 tháng 11 là thứ mấy?

Rất ít người biết Ngày 9 tháng 11 hằng năm là ngày Pháp luật Việt Nam. Vào ngày này năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được thông qua. Để ghi nhớ sự kiện lịch sử này và tôn vinh pháp luật, ngày 9 tháng 11 hàng năm được chọn làm Ngày Pháp luật Việt Nam.

Ngày Pháp luật Việt Nam chính thức được quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:

Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Hiện nay, Ngày 9 tháng 11 năm 2024 sẽ rơi vào thứ 7 (Dương lịch)

Ngày 9 tháng 11 là thứ mấy? Cơ quan nào có trách nhiệm đôn đốc việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Ngày 9 tháng 11 là thứ mấy? Cơ quan nào có trách nhiệm đôn đốc việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có trách nhiệm đôn đốc việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 25 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Ban hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn, quy tắc nghề nghiệp phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp về tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan thực hiện chính sách xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Tổng hợp, thống kê, báo cáo Chính phủ về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi cả nước.
6. Sơ kết, tổng kết, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức, thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì Bộ Tư pháp sẽ là cơ quan có trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam được quy định như thế nào?

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Căn cứ Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 thì Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam bao gồm:

(1) Hiến pháp.

(2) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

(3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

(4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

(5) Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

(6) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

(7) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

(8) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

(9) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

(10) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

(11) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

(12) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

(13) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

(14) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

(15) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

(16) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cụ thể như sau:

- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Giáo dục pháp luật
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Quyết định 142/QĐ-BVHTTDL phổ biến, giáo dục pháp luật ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
7 nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh tiểu học 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện mới để học sinh lái xe dưới 50cc từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
50 câu hỏi có đáp án Cuộc thi trực tuyến Tầm nhìn xuyên thế kỷ trên Nền tảng học tập lý luận tỉnh Đồng Nai?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử truyền thống 65 năm kết nghĩa Hải Dương với Phú Yên?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết đáp án cuộc thi trực tuyến tuyên truyền cải cách hành chính năm 2024 tỉnh Hải Dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi Luật kinh tế HVNH mới nhất? Quyền của sinh viên đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 9 tháng 11 là thứ mấy? Cơ quan nào có trách nhiệm đôn đốc việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 343

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;