Ngày 20 tháng 10 hàng nằm là ngày gì? Họp phụ huynh bao nhiêu lần trong năm?

Tham khảo ý nghĩa của ngày 20 tháng 10 hàng nằm là ngày gì? Họp phụ huynh bao nhiêu lần trong năm?

Ngày 20 tháng 10 hàng nằm là ngày gì?

- Ngày 20 tháng 10 hàng năm là Ngày Phụ nữ Việt Nam. Đây là ngày kỷ niệm sự kiện thành lập Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) vào ngày 20 tháng 10 năm 1930.

*Ý nghĩa của ngày 20 tháng 10 (Ngày Phụ nữ Việt Nam):

Tôn vinh phụ nữ: Đây là ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và tôn vinh những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam vào sự phát triển của đất nước.

Kỷ niệm truyền thống: Ngày 20 tháng 10 Ngày Phụ nữ Việt Nam là dịp để nhớ lại lịch sử đấu tranh của phụ nữ Việt Nam và truyền thống yêu nước, cách mạng của họ.

Khơi dậy tinh thần đoàn kết: Ngày này giúp tăng cường tình đoàn kết giữa các chị em phụ nữ, tạo cơ hội để mọi người cùng nhau chia sẻ, học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau.

*Những hoạt động thường diễn ra vào ngày 20 tháng 10:

Tổ chức các buổi lễ kỷ niệm: Các cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức các buổi lễ trang trọng để tôn vinh phụ nữ.

Tặng quà: Người thân, bạn bè, đồng nghiệp thường tặng quà cho những người phụ nữ xung quanh để bày tỏ tình cảm.

Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật: Nhiều chương trình văn nghệ, triển lãm, hội thảo được tổ chức để tạo không khí vui tươi, phấn khởi.

Các hoạt động thiện nguyện: Nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ những phụ nữ khó khăn.

*Lưu ý: Thông tin về ngày 20 tháng 10 chỉ mang tính chất tham khảo./.

Ngày 20 tháng 10 hàng nằm là ngày gì? Họp phụ huynh bao nhiêu lần trong năm?

Ngày 20 tháng 10 hàng nằm là ngày gì? Họp phụ huynh bao nhiêu lần trong năm? (Hình từ Internet)

Họp phụ huynh bao nhiêu lần trong năm?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định họp phụ huynh như sau:

Hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Các cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh:
a) Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp với số thành viên quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Điều lệ này. Trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần: Vào đầu năm học, khi kết thúc học kỳ một, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu;
b) Việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì trong một năm học sẽ tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần, cụ thể:

- Họp phụ huynh vào đầu năm

- Họp phụ huynh khi kết thúc học kỳ một

- Họp phụ huynh khi kết thúc năm học

Đồng thời nếu có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu thi tổ chức cuộc họp bất thường.

*Mẫu biên bản họp phụ huynh giữa năm học

Mẫu biên bản họp phụ huynh giữa năm học (khi kết thúc học kỳ một) mới 2024-2025 dành cho giáo viên tham khảo như sau:

Mẫu biên bản họp phụ huynh

>>> Tải về Mẫu biên bản họp phụ huynh giữa năm học mới 2024-2025

Lưu ý: Biểu mẫu chỉ mang tính chất tham khảo.

Cơ cấu tổ chức của Ban đại diện cha mẹ học sinh ra sao?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT thì ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức như sau:

- Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.

+ Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban.

+ Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, nhà trường và đại diện cho cha mẹ học sinh trong lớp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.

+ Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm trưởng ban, các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu cần thiết).

+ Thành viên tham gia Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là trưởng ban hoặc phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.

+ Số lượng các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu có) của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do cuộc họp các trưởng ban và phó trưởng ban của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định.

- Nhiệm kỳ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là một năm học; các Ban đại diện cha mẹ học sinh hết nhiệm kỳ khi bắt đầu năm học tiếp sau, riêng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cuối cấp học hết nhiệm kỳ khi kết thúc năm học.

- Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể thay đổi, bổ sung khi cần thiết theo đề nghị của trưởng ban. Việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp do toàn thể cha mẹ học sinh lớp quyết định; việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Các nội dung thảo luận, thống nhất trong Ban đại diện cha mẹ học sinh được ghi trong biên bản cuộc họp.

Bên cạnh đó thì Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp còn có nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 4 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT như sau:

- Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:

+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;

+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;

+ Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.

- Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:

+ Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;

+ Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;

+ Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.

Ngày 20 tháng 10
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc 20 tháng 10 cho mẹ ngắn gọn? Giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh THCS ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Ý nghĩa ngày 20 tháng 10 là gì? Các mô đun trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu nhân ngày 20 tháng 10 ngắn gọn nhất? Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi sinh đối với giáo viên nữ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu ngày 20 tháng 10 của chính quyền địa phương?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 20 câu Slogan hay ngày 20 tháng 10? Ngày 20 tháng 10 có phải là ngày nghỉ theo luật định của giáo viên không?
Hỏi đáp Pháp luật
Top những câu danh ngôn về phụ nữ ngày 20 tháng 10? Học sinh kết thúc năm học 2024-2025 trước ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc 20 tháng 10 cho giáo viên nữ ngắn gọn, ý nghĩa nhất? Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc 20 tháng 10 cho bạn bè thú vị nhất bằng tiếng Việt và tiếng Anh? Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm những cấp học nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Phụ nữ Việt Nam năm 2024 là kỷ niệm bao nhiêu năm? Học sinh có được nghỉ học trong ngày này không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kịch bản dẫn chương trình 20 tháng 10 hay nhất? Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh ra sao?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 133

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;