Ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng là ngành nghề gì?
- Ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng là ngành nghề gì?
- Học ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hệ cao đẳng sau khi ra trường làm gì?
- Yêu cầu về kỹ năng đối với sinh viên học ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hệ cao đẳng sau khi ra trường như thế nào?
Ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng là ngành nghề gì?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục A Phần 9 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật kiến trúc, công trình xây dựng, cơ khí, điện, điện tử, truyền thông và hóa học (sau đây gọi là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH thì ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng là ngành nghề như sau:
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng là ngành, nghề chuyên nghiên cứu, triển khai, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều khiển và tự động hóa các quá trình/các máy sản xuất tại các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại với mục đích đảm bảo duy trì hoạt động của quá trình công nghệ và nâng cao năng suất, chất lượng và giải phóng lao động thủ công.
Nghề Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động đảm bảo cho việc điều khiển một cách nhanh chóng, chính xác đạt hiệu suất cao với các dây chuyền sản xuất phức tạp, mang tính chính xác, khuôn mẫu; đảm bảo an toàn cao cho người và thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an ninh, an toàn.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Thực hiện được làm việc và giải quyết các công việc một cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản lý quá trình sản xuất, bồi dưỡng kèm cặp được công nhân bậc thấp tương ứng với trình độ quy định.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng là ngành nghề gì? (Hình từ Internet)
Học ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hệ cao đẳng sau khi ra trường làm gì?
Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên học ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hệ cao đẳng sau khi ra trường có thể làm các công việc sau:
- Lắp đặt thiết bị, hệ thống điều khiển và tự động hóa;
- Vận hành, bảo dưỡng hệ thống điều khiển và tự động hóa;
- Lập trình, mô phỏng hệ thống điều khiển và tự động hóa trên máy tính;
- Quản trị hệ thống điều khiển và tự động hóa;
- Tư vấn dịch vụ công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;
- Kinh doanh dịch vụ Công nghệ Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa.
Yêu cầu về kỹ năng đối với sinh viên học ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hệ cao đẳng sau khi ra trường như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH thì yêu cầu về kỹ năng đối với sinh viên học ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hệ cao đẳng sau khi ra trường như sau:
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;
- Vẽ và lắp ráp thành thạo các mạch điện – điện tử cơ bản, các bộ điều khiển với thiết bị ngoại vi;
- Thiết kế, lắp đặt, chỉnh định và vận hành được các hệ thống điều khiển tự động trong sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ, các hệ thống dân dụng;
- Vận hành và bảo dưỡng thành thạo hệ thống cung cấp điện động lực; hệ thống chiếu sáng; hệ thống nối đất; hệ thống an ninh, an toàn điện trong công nghiệp;
- Vận hành và bảo dưỡng thành thạo hệ thống điều khiển khí nén, điều khiển thủy lực;
- Lập trình được hệ thống điều khiển sử dụng PLC, vi điều khiển;
- Nhận dạng, phân loại, lựa chọn và sử dụng thành thạo các cảm biến, thiết bị đo lường và điều khiển;
- Vận hành được hệ thống smart city, smart home, các chuẩn mạng truyền thông trong công nghiệp;
- Sử dụng được smartphone để điều khiển các thiết bị tự động;
- Thực hiện được các công việc bảo dưỡng, cài đặt, thiết lập các thông số cơ bản của hệ thống;
- Xây dựng được kế hoạch tiếp thị, tổ chức hội nghị khách hàng;
- Kiểm tra, đánh giá được kết quả công việc đảm bảo đúng quy trình và tiêu chuẩn tại cơ sở kinh doanh, sản xuất;
- Phân tích, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh;
- Làm được các loại mẫu biểu, báo cáo, văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của kinh doanh, dịch vụ;
- Sử dụng được máy tính, bảng tính, Internet xử lý văn bản, trình chiếu;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề chuyên dùng thông dụng;
- Giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, làm chủ tình huống;
- Áp dụng được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định.
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Soạn bài Huyện đường ngắn nhất? Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là từ lớp mấy?
- Mẫu viết đoạn văn 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay?
- Tuyển chọn top bài thơ về đất nước Việt Nam hay nhất? 5 tiêu chuẩn cần đạt của giáo viên THPT là gì?
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?
- Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với giáo viên trung học cơ sở?
- Có được hưởng phụ cấp thâm niên với trường hợp giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy?
- Luận văn thạc sĩ là gì? Luận văn thạc sĩ được tổ chức đánh giá bằng hình thức nào?
- Bếp ăn trường học là gì? Có cần phải lưu mẫu trong bếp ăn trường học của trường mẫu giáo không?
- Tiêu chuẩn của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?