Năm 2025, giáo viên nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhận trợ cấp lần đầu bao nhiêu bao nhiêu?
- Năm 2025, giáo viên nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhận trợ cấp lần đầu bao nhiêu bao nhiêu?
- Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp bao nhiêu?
- Giáo viên cần phải đáp ứng những điều kiện nào để được dạy tiếng dân tộc thiểu số?
Năm 2025, giáo viên nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhận trợ cấp lần đầu bao nhiêu bao nhiêu?
Theo quy định Điều 6 Nghị định 76/2019/NĐ-CP về trợ cấp lần đầu khi giáo viên nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp như sau:
1. Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp:
a) Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách);
b) Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình.
3. Các khoản trợ cấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nơi tiếp nhận, bố trí công tác chi trả ngay khi đối tượng được hưởng nhận công tác và chỉ thực hiện một lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...
Theo đó, trợ cấp lần đầu khi giáo viên nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là 10 tháng lương cơ sở.
Như vậy, năm 2025, giáo viên nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhận trợ cấp lần đầu là 2.340.000 X 10 = 23.400.000 đồng.
Năm 2025, giáo viên nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhận trợ cấp lần đầu bao nhiêu bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
1. Phụ cấp lưu động
Nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến các thôn được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương cơ sở.
2. Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số
Nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Như vậy, giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp 50% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Giáo viên cần phải đáp ứng những điều kiện nào để được dạy tiếng dân tộc thiểu số?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT quy định điều kiện để giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là cần đạt trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học như sau:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019
Trường hợp thiếu giáo viên đạt chuẩn có thể sử dụng người đủ điều kiện dạy học ở cấp học và có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.










- Top 4 mẫu viết bài văn phân tích truyện lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn, sâu sắc? Mục tiêu chung của chương trình môn Ngữ văn?
- 3+ Dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc lớp 7? Trường trung học cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Mẫu dàn ý phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân chi tiết nhất? Học sinh lớp 9 phải làm bao nhiêu bài đánh giá định kì trong học kì?
- 5+ Lập dàn ý Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em lớp 5? 5 kiến thức văn học cần đạt trong môn Tiếng Việt lớp 5?
- Hộ kinh doanh dạy thêm có quyền thuê giáo viên giảng dạy không?
- 13+ Viết 4-5 câu về việc dọn dẹp nhà cửa để đón Tết của gia đình em? Bộ sách giáo khoa nào ở môn Tiếng Việt lớp 2?
- Top mẫu văn nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và cách tiếp cận thông tin trên mạng xã hội hay nhất?
- Tổng hợp 10+ viết bài văn tả một người là nhân vật chính ngắn gọn lớp 5? Năng lực văn học của học sinh lớp 5 có yêu cầu gì?
- Top 20 mẫu viết đoạn mở bài cho bài văn tả một người thân trong gia đình em lớp 5?
- Danh sách các trường Đại học xét học bạ tại TP HCM 2025? Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học 2025 như thế nào?