Năm 2024 là kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Cách mạng Tháng 8 thành công?
Năm 2024 là kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Cách mạng Tháng 8 thành công?
Ngày Cách mạng Tháng 8 thành công là ngày 19 tháng 8 năm 1945, đây là cột mốc lịch sử đáng nhớ của dân tộc ta, mở ra một thời kỳ mới của đất nước.
Ngày 19 tháng 8 đánh dấu sự thành công của cách mạng Việt Nam, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ phong kiến, thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đưa nhân dân lên vị trí làm chủ đất nước.
Trong Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, ngày 19 tháng 8 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã viết: “Cách mạng Tháng Tám đã giải phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân”.
Tính đến ngày 19 tháng 8 năm 2024 sẽ là kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng Tháng 8 thành công.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Năm 2024 là kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Cách mạng Tháng 8 thành công? (Hình từ Internet)
Ngày Cách mạng Tháng 8 thành công có nằm trong chương trình học môn Lịch sử không?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông Môn lịch sử và địa lí (cấp trung học cơ sở) ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung môn Lịch sử và Địa lí, ngày Cách mạng Tháng 8 thành công nằm trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí 9.
Trong đó, yêu cầu cần đạt khi học sinh học về Cách mạng tháng Tám năm 1945 môn Lịch sử và Địa lí 9 như sau:
- Nêu được tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp - Nhật Bản.
- Nhận biết được sự chuẩn bị của nhân dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền: chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương; sự ra đời của Mặt trận Việt Minh; cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Trình bày được diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và đánh giá được vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
>> Xem Chương trình giáo dục phổ thông Môn lịch sử và địa lí (cấp trung học cơ sở) ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải
Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử và địa lí 9 là gì?
Căn cứ Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông Môn lịch sử và địa lí (cấp trung học cơ sở) ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở (trong đó có môn lịch sử và địa lí 9) tuân thủ các quy định trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:
(1). Chương trình hướng tới hình thành, phát triển ở học sinh tư duy khoa học, nhìn nhận thế giới như một chỉnh thể theo cả chiều không gian và chiều thời gian trên cơ sở những kiến thức cơ bản, các công cụ học tập và nghiên cứu lịch sử, địa lí; từ đó, hình thành và phát triển các năng lực đặc thù và năng lực chung, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn và khả năng sáng tạo.
(2). Chương trình kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới. Nội dung môn học bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện, khoa học; phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh, có tính đến các điều kiện dạy học của nhà trường Việt Nam.
(3). Nội dung giáo dục lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời gian, từ thời nguyên thuỷ qua cổ đại, trung đại đến cận đại và hiện đại; trong từng thời kì có sự đan xen lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam. Mạch nội dung giáo dục Địa lí đi từ địa lí đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kết nối kiến thức và kĩ năng để hình thành và phát triển năng lực ở học sinh, đồng thời coi trọng đặc trưng khoa học lịch sử và khoa học địa lí.
(4). Chương trình chú trọng vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy học, đa dạng hoá hình thức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.
(5). Chương trình bảo đảm liên thông với chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học và chương trình môn Lịch sử, chương trình môn Địa lí cấp trung học phổ thông; thống nhất, kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và các môn học, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông.
(6). Chương trình có tính mở, cho phép thực hiện mềm dẻo, linh hoạt tuỳ theo điều kiện của địa phương, đối tượng học sinh (học sinh vùng khó khăn, học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt,...).
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?
- Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với giáo viên trung học cơ sở?
- Có được hưởng phụ cấp thâm niên với trường hợp giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy?
- Luận văn thạc sĩ là gì? Luận văn thạc sĩ được tổ chức đánh giá bằng hình thức nào?
- Bếp ăn trường học là gì? Có cần phải lưu mẫu trong bếp ăn trường học của trường mẫu giáo không?
- Tiêu chuẩn của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?
- Điểm GPA là gì? Quy đổi điểm GPA ở đại học theo xếp loại học lực như thế nào?
- Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp?
- Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là gì? Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục như thế nào?