07:00 | 30/07/2024

Muốn làm giáo viên mầm non thì học khối nào?

Trong ngành giáo dục mầm non nếu muốn làm giáo viên mầm non thì lựa chọn học khối nào?

Muốn làm giáo viên mầm non thì học khối nào?

Hiện nay vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non được quy định tại Điều 23 Luật Giáo dục 2019, ngành giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam.

Mục tiêu của ngành giáo dục mầm non là phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

Vì vậy mà hiện nay có nhiều trường đang đào tạo ngành giáo viên mầm non các trường đào tạo như: Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Huế,...

Bên cạnh đó theo quy chế của Bộ giáo dục, đối với ngành sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học và ngành giáo dục đặc biệt, thí sinh sẽ xét tuyển bằng khối M.

Khối M bao gồm các môn học Toán, văn, năng khiếu (đối với ngành giáo dục mầm non) và toán, Anh, năng khiếu và văn, Anh, năng khiếu (đối với ngành giáo dục mầm non – Anh).

Có thể tham khảo các khối thi ngành giáo viên mầm non điển hình như trường sau:

Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh

7140201

M02

Toán, Năng khiếu GDMN 1, Năng khiếu GDMN 2

7140201

M03

Ngữ văn, Năng khiếu GDMN 1, Năng khiếu GDMN 2

Phần thi năng khiếu sẽ tùy thuộc vào từng trường quy định nội dung thi là khác nhau.

Trên đây là thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Như vậy, muốn làm giáo viên mầm non thì học khối M.

Muốn làm giáo viên mầm non thì học khối nào?

Muốn làm giáo viên mầm non thì học khối nào? (Hình từ Internet)

Sau khi trở thành giáo viên mầm non thì sẽ có những nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo Điều 27 Điều lệ Trường mầm non, ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì sau khi trở thành giáo viên mầm non thì sẽ có những nhiệm vụ sau:

- Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.

- Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.

Bên cạnh đó thì quyền của giáo viên mầm non cũng được quy định tại Điều 29 Điều lệ Trường mầm non, ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT cụ thể như sau:

- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể, được h­ưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.

- Đ­ược tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường; đ­ược bảo đảm các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

- Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.

- Được khen thư­ởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó thì, trình độ nghề nghiệp của giáo viên mầm non phải có được quy định tại Điều 29 Điều lệ Trường mầm non, ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:

- Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên là có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non. Hằng năm, giáo viên tự đánh giá và được nhà trường đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm căn cứ xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.

Các hành vi giáo viên mầm non không được làm?

Căn cứ theo Điều 31 Điều lệ Trường mầm non, ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì sau khi trở thành giáo viên mầm non thì sẽ có những nhiệm vụ sau:

- Hành vi, ứng xử của giáo viên, nhân viên thực hiện theo quy định của ngành giáo dục và của pháp luật. Giáo viên, nhân viên không được làm những điều sau:

+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

+ Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

+ Xuyên tạc nội dung giáo dục;

+ Bỏ giờ, bỏ buổi dạy; tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

+ Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

+ Hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Trang phục của giáo viên, nhân viên phù hợp, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và yêu cầu trang phục công sở.

Giáo viên mầm non
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non? Giáo viên mầm non không được hưởng phụ cấp ưu đãi khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1 theo thông tư 13/2024/TT-BGDĐT là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 theo Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh nghiệm làm việc bao lâu thì được chọn giáo viên mầm non cốt cán?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy tắc ứng xử của giáo viên mầm non đối với học sinh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non nghỉ hè có được trả lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức giáo viên trong một trường mầm non công lập là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảm định mức giờ dạy cho giáo viên mầm non đang mang thai đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lộ trình nâng trình độ chuẩn đào tạo với giáo viên mầm non như thế nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 177

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;