09:45 | 23/07/2024

Mức phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ra sao?

Điều kiện hưởng phụ cấp và mức phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ra sao?

Điều kiện hưởng phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là gì?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, điều kiện hưởng phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập như sau:

Nhà giáo được hưởng phụ cấp là nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Mức phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ra sao?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, mức hưởng phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập như sau:

Nhà giáo quy định tại Điều 4 Nghị định 113/2015/NĐ-CP được hưởng phụ cấp đặc thù mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập?

Phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cụ thể cách tính, hưởng phụ cấp đặc thù cho nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định như sau:

Cách tính, hưởng phụ cấp đặc thù
Việc tính, hưởng phụ cấp đặc thù hằng tháng đối với nhà giáo dạy tích hợp; nhà giáo dạy thực hành có một trong các danh hiệu, chứng chỉ, chứng nhận sau trở lên: nghệ nhân ưu tú, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4, chứng nhận bậc thợ 5/6, 6/7 do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật, quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:
Tiền phụ cấp đặc thù = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế trong tháng x 10%.
Ví dụ 1: Nhà giáo A là Trưởng khoa, giảng dạy tích hợp trong trường cao đẳng; hệ số lương hiện hưởng 4,98; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45; mức phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng 5%; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 450 giờ; số giờ dạy tích hợp thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp đặc thù mà nhà giáo A được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp đặc thù = [(4,98 + 0,45 + 5% x 4,98) x 1.300.000 đồng] / (450 giờ/12 tháng) x 20 giờ x 10% = 393.744 đồng.
Ví dụ 2: Nhà giáo B là nhà giáo dạy thực hành trong trường cao đẳng; có chứng nhận bậc thợ 6/7; hệ số lương hiện hưởng 3,66; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 400 giờ; số giờ dạy thực hành thực tế trong tháng là 35 giờ. Tiền phụ cấp đặc thù mà nhà giáo B được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp đặc thù = (3,66 x 1.300.000 đồng) / (400 giờ /12 tháng) x 35 giờ x 10% = 499.590 đồng.

Hiện nay, căn cứ tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với nhà giáo là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập là 2.340.000 đồng/tháng.

Theo đó, hướng dẫn cách tính, hưởng phụ cấp đặc thù cho nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiên nay như sau:

Tiền phụ cấp đặc thù = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế trong tháng x 10%.

Ví dụ: Nhà giáo A là Trưởng khoa, giảng dạy tích hợp trong trường cao đẳng; hệ số lương hiện hưởng 4,98; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45; mức phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng 5%; mức lương cơ sở 2.340.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 450 giờ; số giờ dạy tích hợp thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp đặc thù mà nhà giáo A được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp đặc thù = [(4,98 + 0,45 + 5% x 4,98) x 2.340.000 đồng] / (450 giờ/12 tháng) x 20 giờ x 10% = 13.288.860 / 37.5 * 20 * 10% = khoảng 708.739 đồng

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí cho người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;