Mức đóng bảo hiểm y tế của giáo viên là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm y tế của giáo viên là bao nhiêu?
Căn cứ điểm 1.2 khoản 1 Điều 17 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về đối tượng tham gia BHYT cụ thể như sau:
Đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Nhóm do người lao động và đơn vị đóng, bao gồm:
...
1.2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Căn cứ khoản 1 Điều 18 quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về mức đóng bảo hiểm y tế , trách nhiệm đóng BHYT như sau:
Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.
Đối với đối tượng quy định tại Điểm 1.4 Khoản 1 Điều 17: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định) hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong HĐLĐ (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động); trong đó, Công an đơn vị, địa phương đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.
Như vậy, giáo viên là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế, mức đóng bảo hiểm y tế của giáo viên là 1,5%.
Mức đóng bảo hiểm y tế của giáo viên là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Phụ cấp thâm niên giáo viên có tính đóng bảo hiểm y tế không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp thâm niên như sau:
Mức phụ cấp thâm niên
1. Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
2. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, phụ cấp thâm niên giáo viên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và có tính đóng bảo hiểm y tế.
Cơ sở khám chữa bệnh không tổ chức khám ngoài giờ hành chính thì giáo viên được hưởng đẩy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định như sau:
Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
....
3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đồng thời, theo Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cụ thể như sau:
Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
4. Trường hợp cấp cứu:
a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
5. Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.
...
Theo đó, trong trường hợp cấp cứu để đảm bảo chữa trị kịp thời khi xảy ra tình huống khẩn cấp, giáo viên được đến khám chữa bệnh tại bất kì cơ sở y tế nào. Khi đó, giáo viên dù khám chữa bệnh ngoài giờ vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm y tế.
Đồng thời, bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
Như vậy, nếu cơ sở khám chữa bệnh không tổ chức khám ngoài giờ hành chính thì giáo viên vẫn có thể được hưởng đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm y tế nếu thuộc trường hợp cấp cứu.
- Hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú hiện nay là gì?
- Công tác xã hội trong trường học bao gồm những nội dung nào?
- Thủ tục cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục hiện nay ra sao?
- Hội đồng trường mầm non công lập bao gồm có ai? Hoạt động của hội đồng trường mầm non công lập như thế nào?
- Trường Đại học Nguyễn Huệ còn được gọi là? 3 yêu cầu cần có trong tuyển sinh đại học là gì?
- Gokids phần mềm giáo dục gì? Tính năng nổi bật của Gokids phần mềm giáo dục ra sao?
- Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?
- Cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
- Top mẫu Đề thi cuối kì 1 GDCD 7 năm 2024 2025? Ngôn ngữ chữ viết đối với học sinh cấp 2 được quy định ra sao?
- Đáp án và hướng dẫn giải chi tiết đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12? Các thiết bị nào dùng để thực hành dạy học môn Sinh học lớp 12?