Một số lưu ý về kiểm tra, đánh giá học sinh trung học trong năm học 2024-2025?

Bộ Giáo dục và Đào tạo có một số lưu ý như thế nào về kiểm tra, đánh giá học sinh trung học trong năm học 2024-2025?

Một số lưu ý về kiểm tra, đánh giá học sinh trung học trong năm học 2024-2025?

Mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 3935/BGDĐT-GDTrH năm 2024 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025.

Trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo có lưu ý một số nội dung về kiểm tra, đánh giá học sinh trung học như sau:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; tăng cường thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập.

- Đối với môn Ngữ văn, tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa để làm ngữ liệu kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các đề kiểm tra định kì nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học; chuẩn bị cho học sinh lớp 9 làm quen với định hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10, học sinh lớp 12 làm quen với định hướng đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Một số lưu ý về kiểm tra, đánh giá học sinh trung học trong năm học 2024-2025?

Một số lưu ý về kiểm tra, đánh giá học sinh trung học trong năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)

Năm học 2024-2025 kiểm tra, đánh giá học sinh trung học theo Thông tư nào?

Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (sau đây gọi chung là học sinh), bao gồm: đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; sử dụng kết quả đánh giá; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
...

Tại Điều 21 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 và thực hiện theo lộ trình sau:
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo lộ trình quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, từ năm học 2024-2025 trở đi việc kiểm tra, đánh giá học sinh trung học sẽ được áp dụng theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.

Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong kiểm tra, đánh giá học sinh trung học như thế nào?

Theo Điều 20 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong kiểm tra, đánh giá học sinh trung học như sau:

- Giúp Hiệu trưởng quản lí việc đánh giá học sinh của lớp học theo quy định của Thông tư này.

- Xác nhận việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức đánh giá của giáo viên môn học; tổng hợp kết quả rèn luyện và học tập của học sinh từng học kì, cả năm học trong Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh.

- Đánh giá kết quả rèn luyện từng học kì và cả năm học của học sinh; lập danh sách học sinh được lên lớp, đánh giá lại các môn học, rèn luyện trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, được khen thưởng.

- Ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học sinh vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh:

+ Nội dung nhận xét về kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; mức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

+ Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp; được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông; khen thưởng.

- Hướng dẫn học sinh tự nhận xét trong quá trình rèn luyện và học tập. Phối hợp với giáo viên môn học, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để giáo dục học sinh và tiếp nhận thông tin phản hồi về quá trình rèn luyện và học tập của học sinh.

- Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về quá trình, kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

Đánh giá học sinh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét học sinh lớp 7 giữa kì 1 theo Thông tư 22 ngắn gọn? Trách nhiệm của giáo viên môn học trong đánh giá học sinh lớp 7 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét học sinh trung học cơ sở giữa kì 1 theo Thông tư 22 mới nhất? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trung học cơ sở?
Học sinh tiểu học đạt chín điểm có được đánh giá là hoàn thành xuất sắc trong năm học hay không?
Học sinh tiểu học đạt chín điểm có được đánh giá là hoàn thành xuất sắc trong năm học hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh THCS nghỉ học nhiều buổi mục đích để đi thiện nguyện thì có được lên lớp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét học sinh tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong 1 học kì học sinh sẽ kiểm tra giữa kì mấy lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm học 2024 2025 lớp nào thay đổi cách nhận xét, đánh giá học sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm học 2024 2025 các lớp nào thay đổi cách nhận xét đánh giá học sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Khen thưởng học sinh sinh viên có hình thức đột xuất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những yêu cầu trong đánh giá học sinh tiểu học năm học 2024 2025?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 968

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;