Môn Ngữ văn có thiết bị dạy học tối thiểu là gì?

Thiết bị dạy học tối thiểu của môn Ngữ văn là gì? Quy trình biên soạn sách giáo khoa môn Ngữ Văn thế nào?

Thiết bị dạy học tối thiểu của môn Ngữ văn là gì?

Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định thiết bị dạy học tối thiểu của môn Ngữ văn là tủ sách tham khảo, có đủ các loại văn bản lớn là văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin; có đủ các hình thức sách truyện, sách truyện tranh.

Trong mỗi loại văn bản lớn có đủ các tiểu loại: văn bản văn học gồm truyện, thơ, kịch, kí; văn bản nghị luận gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội; văn bản thông tin gồm văn bản thuyết minh và văn bản nhật dụng.

Một số tranh ảnh như chân dung các nhà văn lớn có trong chương trình; tranh ảnh minh hoạ cho nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm lớn như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn Độc lập,...

Bên cạnh đó, những trường có điều kiện cần nối mạng Internet, có máy tính, màn hình và máy chiếu (projector); trang bị thêm một số phần mềm dạy học tiếng Việt; các CD, video clip có nội dung giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của đất nước, quê hương của các nhà văn (để dạy và học văn bản thuyết minh); một số bộ phim hoạt hình, phim truyện được chuyển thể từ các tác phẩm văn học hoặc các CD, video clip ghi một số vở diễn từ các kịch bản văn học; các băng đĩa CD ghi bản nhạc được phổ từ các bài thơ đã chọn làm ngữ liệu dạy học hay một số văn bản đọc mở rộng, các cuộc giao lưu, nói chuyện chuyên đề của các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học; các sách giáo khoa Ngữ văn, sách văn học và các tài liệu giáo dục văn học dạng điện tử.

>> Xem Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT:

Tải

Môn Ngữ văn có thiết bị dạy học tối thiểu là gì?

Môn Ngữ văn có thiết bị dạy học tối thiểu là gì? (Hình từ Internet)

Quy trình biên soạn sách giáo khoa môn Ngữ Văn thế nào?

Tại khoản 1 Điều 9 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) quy định quy trình biên soạn sách giáo khoa (trong đó có sách giáo khoa môn ngữ văn) như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT(sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT)

Tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn; phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa;

Bước 2: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 (một) bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác;

Tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư này); hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Chương 4 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT;

- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa;

- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.

Sách giáo khoa môn Ngữ văn được Hội đồng quốc gia thẩm định theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 15 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa bao gồm:

- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, trung thực.

- Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên Hội đồng tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký; các thành viên vắng mặt gửi bản nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa bằng văn bản đựng trong phong bì được niêm phong cho đơn vị tổ chức thẩm định trước thời điểm tổ chức cuộc họp.

Trong các cuộc họp của Hội đồng phải có đại diện đơn vị tổ chức thẩm định.

- Nội dung mỗi cuộc họp của Hội đồng phải được ghi biên bản có chữ ký của các thành viên Hội đồng dự họp và đại diện đơn vị tổ chức thẩm định.

- Trong quá trình thẩm định, Hội đồng có thể đề xuất với đơn vị tổ chức thẩm định để xin ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nếu cần thiết.

Môn Ngữ văn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bảng kiểm đánh giá hoạt động viết đoạn văn của học sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức dạy viết đoạn và bài văn môn Ngữ văn gồm các hoạt động chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Định nghĩa các loại văn bản trong chương trình môn Ngữ văn thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Môn Ngữ văn có thiết bị dạy học tối thiểu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời lượng thực hiện chương trình môn ngữ văn ở các cấp học ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu cần đạt đối với môn ngữ văn cấp 2 như thế nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;